Xâm hại tình dục trẻ em có thể bị tử hình

Đây là mức phạt cao nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với hành vi giao cấu với trẻ em…

Thông tin về vụ việc bé gái 6 tuổi ở Khánh Hòa bị một đối tượng 9X xâm hại tình dục nhiều lần mới đây một lần nữa lại khiến người dân không khỏi bức xúc. Theo thông tin của cơ quan điều tra, vào tối ngày 5-6, sau uống rượu với bạn xong, nam thanh niên này trở về nhà trọ. Thấy bé gái hàng xóm đang nằm chơi trong phòng mà không có bố mẹ ở nhà, nam thanh niên đã giở trò đồi bại với em. Khi bị bắt, đối tượng này khai nhận, hắn đã 2 lần thực hiện hành vi xâm hại với bé gái nhưng không bị bắt gặp.

Trước đó, hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em được phanh phui đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng. Trong số đó có thể kể đến trường hợp bé gái 8 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội bị gã hàng xóm hơn 30 tuổi xâm hại hồi đầu năm nay. Hay trường hợp cụ ông 76 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu xâm hại nhiều trẻ em; vụ bé gái 11 tuổi ở Vĩnh Long bị chính cha ruột và ông nội hiếp dâm nhiều lần…

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có hơn 1000 trẻ em bị xâm hại tình dục, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ bị xâm hại. Trong khi đó, số liệu của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) cho thấy, độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường ở độ tuổi 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13, cá biệt có trường hợp nạn nhân ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Những con số khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Hành vi xâm hại tình dục để lại hậu quả vô cùng lớn, nhất là đối với trẻ em - lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, trẻ bị xâm hại tình dục có thể sẽ phải trải qua những tổn thương về mặt tinh thần, tâm lý và sức khỏe. Trong đó, những tổn thương về tinh thần là khó giải quyết nhất, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

(Ảnh minh họa)

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định xử phạt rất rõ về những trường hợp này. Theo đó, những đối tượng có hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ phải đối mặt với án tù, nặng hơn là tử hình. Cụ thể, đối với tội Hiếp dâm trẻ em, Điều 112 Bộ luật Hình sự 1999 có nêu: Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt từ 07 đến 15 năm. Trong trường hợp hành vi phạm tội có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai hoặc gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%... thì người phạm tội sẽ phải đối mặt với án phạt từ 12 đến 20 năm tù. Phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi.

Trong khi đó, Điều 116 quy định về tội Dâm ô trẻ em có nêu: Người nào đã là thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạt tù từ 03 đến 07 năm đối với những trường hợp phạm tội nhiều lần, đối với nhiều trẻ em, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ bị phạt từ 07 đến 12 năm tù.

Ngoài hình thức phạt tù, những đối tượng phạm tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô trẻ em còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Mặc dù luật đã được đưa ra, mức phạt đã rõ, nhưng quá trình xử lý các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất xuất phát từ gia đình chính nạn nhân. Một phần vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tương lai của con em mình, một phần là sợ bị trả thù mà nhiều bậc phụ huynh không dám đứng lên tố cáo sự việc. Khó khăn thứ hai là để xử lý tội phạm xâm hại trẻ em hiện nay cần phải có trưng cầu giám định pháp y và những chứng cứ liên quan, tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ và giám định sức khỏe trẻ em cũng còn nhiều điều bất cập.

Để bảo vệ con em mình, các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhà trường và xã hội trang bị cho con em những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những kẻ xấu. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, bởi dù luật pháp có nghiêm minh thế nào đi nữa thì những mất mát mà con em phải gánh chịu sẽ không có gì có thể bù đắp được.

Bạn đọc có thể tham khảo các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến tội danh Xâm hại trẻ em theo các văn bản dưới đây:

-       Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

-       Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.