Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi thế nào?

Đã từng đăng ký thường trú ở những nơi khác nhau và nay không thể tự mình đi xin xác nhận tình trạng hôn nhân được thì phải làm thế nào? Dưới đây, LuatVietnam hướng dẫn xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi.

Thủ tục xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP, thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện như sau:

Bước 1: Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú (không có nơi thường trú thì xin cấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú):

- Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục về:

+ Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn.

+ Bản sao Giấy chứng tử của vợ/chồng đã mất.

- Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

Bước 2: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định).

xac nhan tinh trang hon nhan khi cu tru nhieu noi
Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi thế nào? (Ảnh minh họa)

Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi

Khoản 4 Điều 22 Nghị định 123 quy định, trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình.

Theo hướng dẫn ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Điều 33 Thông tư 04/2020/TT-BTP, người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây thì ghi rõ về tình trạng hôn nhân của người đó tương ứng với thời gian cư trú.

Ví dụ: Không đăng ký kết hôn với ai trong thời gian cư trú tại xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ ngày 20/11/1996 đến ngày 04/3/1998.

Từ căn cứ này, có thể hiểu, người từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau có thể chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình bằng cách về các địa phương đã từng đăng ký thường trú để xin xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian thường trú tại địa phương đó.

Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BTP, trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình.

Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Như vậy, người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình.

Nếu không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân.

Quá thời hạn mà không có kết quả xác minh, người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân, chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.

Xem thêm:

Trước và sau khi kết hôn nhất định phải biết những điều này

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng để làm gì?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Bị phạt nguội có phải quay về nơi vi phạm lấy quyết định xử phạt?

Bị phạt nguội có phải quay về nơi vi phạm lấy quyết định xử phạt?

Bị phạt nguội có phải quay về nơi vi phạm lấy quyết định xử phạt?

Việc giám sát giao thông qua hệ thống camera đã giúp phát hiện rất nhiều hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Vậy trường hợp bị phạt nguội thông qua camera, người điều khiển phương tiện có bắt buộc phải quay lại nơi vi phạm lấy quyết định xử phạt?