Có được vừa xét tuyển học bạ, vừa đăng ký nguyện vọng cùng một trường?

Hiện nay, ngoài việc xét điểm thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia thì rất nhiều trường cao đẳng, đại học đã áp dụng hình thức xét học bạ để tuyển sinh. Sau đây là các vấn đề được rất nhiều người quan tâm liên quan đến quy định về tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Vừa xét học bạ, vừa xét tuyển nguyện vọng được không?

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển học bạ theo kết quả học tập ở THPT và xét tuyển nguyện vọng bằng kết quả thi THPT quốc gia được thực hiện độc lập với nhau.

Trong đó, xét tuyển học bạ là hình thức tuyển sinh dùng kết quả học tập tích lũy trong các năm học tại trường THPT theo tổ hợp môn xét tuyển để làm cơ sở xét tuyển. Với phương thức xét tuyển học bạ, mỗi trường sẽ có quy định về điều kiện và mốc thời gian xét tuyển khác nhau.

Ví dụ: Năm 2021, điều kiện đăng ký xét tuyển học bạ của trường Học viên Tài chính là thí sinh phải có điểm trung bình 5 học kỳ THPT đạt từ 6.5 điểm trở lên. Đồng thời, tổng điểm trung bình 03 môn lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 21 điểm trở lên.

Ngược lại, xét tuyển nguyện vọng là hình thức tuyển sinh dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Như vậy, với các trường đại học áp dụng cả xét tuyển học bạ và xét tuyển theo nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng cả hai phương thức.

Xem thêm: Danh sách các trường đại học xét tuyển học bạ năm 2021.

vua xet hoc ba vua dang ky nguyen vong duoc khongVừa xét học bạ vừa đăng ký vọng được không? (Ảnh minh họa)

Thứ tự công nhận nguyện vọng trúng tuyển

Năm 2021, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển cao đẳng, đại học tại Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo Công văn số 343/QLCL-QLT ngày 25/3/2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Sau đó, khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng qua phiếu đăng ký, thí sinh sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển với 01 nguyện vọng ở thứ tự ưu tiên cao nhất.

Mặc dù số nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển là không giới hạn, tuy nhiên nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên cao nhất. Sau khi trúng tuyến vào nguyện vọng 1, các nguyện vọng tiếp theo sẽ không được xét tuyển nữa. Ngược lại, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì các nguyện vọng xếp sau mới được xét đến.

Vì vậy, thí sinh nên ưu tiên sắp xếp các nguyện vọng theo đúng thứ tự yêu thích của mình, đặt các ngành hoặc trường yêu thích nhất ở những nguyện vọng đầu tiên.

Ví dụ: Thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trường Đại học ngoại thương, nguyện vọng 2 Đại học kinh tế quốc dân. Nếu đỗ nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 sẽ bị hủy bỏ, trường hợp không đỗ nguyện vọng 1 thì mới chuyển sang xét nguyện vọng 2.

Thứ tự ưu tiên trong xét tuyển theo nguyện vọng

Ngoài vấn đề công nhận trúng tuyển khi xét nguyện vọng, rất nhiều thí sinh còn đặt ra câu hỏi về thứ tự ưu tiên khi các trường xét nguyện vọng. Liệu các trường sẽ ưu tiên thí sinh nguyện vọng 1 hơn so với thí sinh ở nguyện vọng 2,3,4... hay không?

Về vấn đề này, khi lựa chọn thí sinh trúng tuyển, các trường thường chỉ quan tâm tới điểm số của thí sinh. Thí sinh cao điểm hơn sẽ trúng tuyển vào trường trước. Còn lại, với các thí sinh ở cuối danh sách có cùng số điểm xét tuyển thì mới xét đến yếu tố vị trí đặt nguyện vọng như một tiêu chí phụ.

Ví dụ:

An có tổng số điểm thi THPT quốc gia là 25 điểm, đăng ký nguyện vọng 1 đại học Y, nguyện vọng 2 khoa H Đại học Khoa học Tự nhiên.

Bình có tổng số điểm thi THPT quốc gia là 23 điểm, cũng đăng ký nguyện vọng 1 khoa H trường Khoa học Tự nhiên.

Giả sử, điểm trúng tuyển khoa H trường Khoa học Tự nhiên 24 điểm. Nếu An không đỗ nguyện vọng 1 thì sẽ được công nhận trúng tuyển nguyện vọng 2 vào trường Khoa học Tự nhiên. Còn với Bình, do không đủ điểm nên không trúng tuyển nguyện vọng 1 và được xét đến các nguyện vọng sau.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Vừa xét học bạ vừa đăng ký nguyện vọng được không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì để hưởng trọn quyền lợi BHXH khi nghỉ việc?

Cần làm gì để hưởng trọn quyền lợi BHXH khi nghỉ việc?

Cần làm gì để hưởng trọn quyền lợi BHXH khi nghỉ việc?

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là cơ sở để người lao động được hưởng các chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… Vậy khi nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, người lao động phải làm gì để được hưởng trọn quyền lợi?