Vụ cháu bé 2 tuổi ở Bắc Ninh: Mức án nào cho kẻ bắt cóc?

Sự việc cháu bé hơn 2 tuổi ở Thành phố Bắc Ninh mất tích khi đang ở công viên cùng bố đang tâm điểm chú ý của dư luận trong 02 ngày nay. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết đơn vị đã tìm thấy cháu bé vào tối nay (22/8/2020).

Trước đó, khoảng 17h30 ngày 21/8, anh Nguyễn Văn Hưng địa chỉ tại khu Phúc Toại, phường Khúc Xuyên, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đưa con là cháu Nguyễn Cao Gia Bảo (tên gọi ở nhà là Cam), sinh ngày 5/4/2018 đi chơi tại công viên hồ điều hòa Nguyễn Văn Cừ, TP. Bắc Ninh. Chỉ trong giây lát, anh Hưng tá hỏa khi không thấy con nên huy động người nhà đi tìm và báo cơ quan công an.

Nhiều lực lượng của công an TP và tỉnh Bắc Ninh ngay trong đêm được cử xuống địa bàn tìm bé Bảo. Đoạn clip được camera an ninh gần đó ghi lại vào lúc 16h59 chiều 21/8 tại Công viên hồ điều hòa ghi lại cảnh một người phụ nữ mặc áo trắng được cho là ngồi tại công viên rất lâu. Sau khi thấy bé Bảo xuất hiện, người phụ nữ này bị tình nghi là đã cố gắng dụ dỗ, gọi bé đi theo mình.

Sau hơn một ngày nỗ lực tìm kiếm, cơ quan công an cho biết đã tìm thấy cháu bé. 02 nghi phạm cũng đã được bắt giữ. Việc điều tra về vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện.

Vụ cháu bé 2 tuổi ở Bắc Ninh: Mức án nào cho kẻ bắt cóc?
Đã tìm thấy cháu bé 2 tuổi ở Bắc Ninh (Ảnh Facebook)

Nếu có kết luận cháu bé bị bắt cóc thì thủ phạm sẽ phải đối mặt với mức án nào là thắc mắc của nhiều người đang quan tâm đến sự việc.

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hành vi này như sau:

Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?