Thủ phạm vụ bé gái 3 tuổi bị bắn đinh vào đầu bị xử lý thế nào?

Thời gian gần đây nhiều vụ bạo hành trẻ em khiến dư luận phẫn nộ. Mới đây nhất, Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất tiếp nhận vụ việc một bé gái 03 tuổi nghi bị bạo hành, có 09 vật thể giống đinh trong sọ não.


Công an xác định nghi phạm là người tình của mẹ cháu bé

Theo thông tin tại báo Tienphong, tối ngày 19/01, đại diện công an huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết đã bàn giao người tình của mẹ cháu bé 03 tuổi là Nguyễn Trung H. (30 tuổi, trú Thạch Thất) cho Phòng Cảnh sát hình sự công an Hà Nội để điều tra liên quan đến vụ cháu bé 03 tuổi bị bạo hành.

Trước đó, bé gái được nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện tay phải của cháu bé đã được bó bột 02 tuần, chụp X quang phát hiện có 09 dị vật như đinh găm vào đầu.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên cháu bé nhập viện. Trong 08 tháng sống với mẹ, cháu đã nhập viện 04 lần: Lần đầu cháu mắc dị vật ở mũi; lần thứ hai, cháu nuốt 03 chiếc đinh vít; lần thứ ba, cháu bị ngộ độc thuốc trừ sâu và đây là lần thứ tư.

vu be gai 3 tuoi bi ban dinh vao dau bi xu ly the nao


Vụ bé gái 3 tuổi bị bắn đinh vào đầu, người phạm tội bị xử lý thế nào?

Theo như phân tích ở trên, trong phiếu chụp X quang phát hiện sọ não có 09 dị vật nghi là đinh bắn. Nếu sau khi điều tra, xác minh cho thấy những chiếc đinh này đâm vào đầu cháu bé do tác động ngoại lực, do lỗi cố ý của người khác thì đây không phải một vụ tai nạn mà sự việc có thể sẽ bị khởi tố hình sự để điều tra.

Để có căn cứ xác định vụ việc cháu bé bị bạo hành và có thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự không cần phải đợi kết quả điều tra, xác minh sự việc của cơ quan công an có thẩm quyền.

Tuy nhiên, nếu xác định được cháu bé bị chấn thương sọ não do bị bạo hành, người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có thể "tước đoạt mạng sống" của cháu bé nhưng vẫn mong muốn/để mặc cho hậu quả như vậy xảy ra và tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đáng nói thêm, đây không phải lần đầu cháu bé phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ba lần trước đó, lần nào tình trạng sức khoẻ của cháu cũng nguy hiểm.

Nếu bị khởi tố về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, tuỳ vào tính chất, mục đích và hậu quả của hành vi giết người, người phạm tội sẽ phải đối mặt với hình phạt như sau:

- Bị phạt từ 12 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình vì giết người dưới 16 tuổi hoặc có tính chất côn đồ...

- Bị phạt tù từ 07 - 15 năm: Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trên đây là phân tích sơ bộ, mang tính chất tham khảo căn cứ vào những thông tin ban đầu về vụ bé gái 3 tuổi bị bắn đinh vào đầu bị xử lý thế nào? Hiện cơ quan công an vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ các tình tiết xung quanh vụ việc. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về vụ việc này.

Nếu độc giả còn thắc mắc, có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cách báo tin bạo hành trẻ em qua đường dây nóng trên Zalo

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp luôn là chủ đề có nhiều tranh luận. Tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi về việc giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên nào có thể không cần.

Ngày 19/01: Có 15.959 ca Covid-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất; Đã ghi nhận 108 ca nhiễm biến chủng Omicron

Ngày 19/01: Có 15.959 ca Covid-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất; Đã ghi nhận 108 ca nhiễm biến chủng Omicron

Ngày 19/01: Có 15.959 ca Covid-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất; Đã ghi nhận 108 ca nhiễm biến chủng Omicron

Bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 19/1 cho biết có 15.959 ca mắc Covid-19 tại 61 tỉnh, thành, Hà Nội vẫn nhiều nhất, tiếp đến là Đà Nẵng.Trong ngày có 33.034 người khỏi; 142 trường hợp tử vong; Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 108 ca nhiễm biến chủng Omicron