Vợ vô sinh, chồng nhờ người yêu cũ mang thai hộ được không?

Lần đầu tiên khái niệm mang thai hộ được đề cập đến trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Từ đó đến nay, mang thai hộ gần như đã niềm hi vọng cuối cùng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn khát khao có con.

Mang thai hộ thực chất là gì?

Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa khá cụ thể về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (như thụ tinh nhân tạo…).

Cách thức mang thai hộ như sau: Lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ để người này mang thai và sinh con.

Vào tháng 1/2016, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, sau 16 năm mong mỏi của một cặp vợ chồng hiếm muộn. Người mang thai hộ là một người cô họ.

Vợ vô sinh, chồng nhờ người yêu cũ mang thai hộ được không?

Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Ảnh minh họa) 



Những ai được phép mang thai hộ?

Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, tức là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không được ràng buộc với nhau về mặt vật chất.

Đồng thời, Điều 95 của Luật này cũng quy định, vợ chồng chỉ có quyền nhờ người mang thai hộ khi đã có xác nhận của bệnh viện về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Trong khi đó, người được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của bệnh viện về khả năng mang thai hộ;

- Nếu người mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Tóm lại, để tránh tình trạng "đẻ thuê", pháp luật quy định chỉ những người thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng mới được mang thai hộ; những người không có quan hệ họ hàng sẽ không được phép mang thai hộ.

Xem thêm:

Luật Hôn nhân và Gia đình: 10 điểm nổi bật nhất 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục