Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà thế nào?

Luật quy định khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, có tính đến yếu tố đóng góp về công sức của mỗi bên. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ thì tài sản ly hôn được chia thế nào?

Vợ ở nhà nội trợ có được chia tài sản ly hôn? (Ảnh minh họa)

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố như:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đặc biệt, Điều luật này cũng chỉ rõ: Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn điều này như sau:

Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn

Như vậy, trường hợp chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, vợ và chồng vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản khi ly hôn.

Tuy nhiên, thực tế, việc chứng minh công sức đóng góp của bên nào nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong trường hợp này là tương đối khó, cần phải xem xét thật toàn diện, khách quan.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.