Việt Nam đang "loạn" các cuộc thi sắc đẹp?

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, không biết bao nhiêu cuộc thi người đẹp ở trong nước đã được tổ chức. Pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về điều kiện, thủ tục tổ chức các cuộc thi này?

Có thể nói năm 2017 là “năm của các cuộc thi sắc đẹp” khi có rất nhiều cuộc thi nhan sắc lớn nhỏ đã được tổ chức (hoặc được lên kế hoạch tổ chức). Từ những cuộc thi có quy mô lớn như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Đại dương Việt Nam, Hoa hậu Hòa bình Thế giới đến những cuộc thi có quy mô nhỏ hơn như Nữ hoàng Doanh nhân Đất Việt; Nữ hoàng Golf… Sự nở rộ của các cuộc thi người đẹp cộng với sự gia tăng đột biến của các danh hiệu “Hoa hậu”; “Hoa khôi”, “Nữ hoàng”… đang khiến khán giả chóng mặt. Trong khi đó, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Nghị định 79/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP), quy định về số lượng các cuộc thi người đẹp tổ chức hàng năm ở trong nước như sau: Đối với cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc, mỗi năm không tổ chức quá 02 lần; Cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 03 lần; Cuộc thi người đẹp cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức không quá 01 lần... Các cuộc thi phải được cấp phép theo quy định.

Vậy đơn vị nào được quyền cấp phép thi người đẹp và thủ tục cấp phép như thế nào?


Hình ảnh minh họa

Cũng theo Nghị định 79/2012/NĐ-CP, các cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc; Cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép. Cuộc thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức thi người đẹp cho cuộc thi người đẹp trong phạm vi địa phương.

Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép tổ chức thi người đẹp phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm: 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép tổ chức cuộc thi; 01 Đề án tổ chức cuộc thi; 01 Văn bản chấp thuận địa điểm đăng cai tổ chức vòng Chung kết cuộc thi của UBND cấp tỉnh gửi cơ quan cấp phép; 01 bản sao chứng thực hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận giữa tổ chức Việt Nam với tổ chức nước ngoài (đối với cuộc thi quốc tế tổ chức tại Việt Nam) và 01 bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong đó, Đề án cuộc thi gửi kèm xin cấp phép phải nêu rõ những nội dung sau: Tên cuộc thi; Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi; Thể lệ cuộc thi; Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải; Quyền và nghĩa vụ của Ban tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi; Quyền và nghĩa vụ của thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải; Kinh phí; Danh sách và quy chế hoạt động của Ban tổ chức và Ban giám khảo; Mẫu đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL). Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp phép cho đơn vị tổ chức.

Trở lại với các cuộc thi người đẹp được tổ chức thời gian qua, trong một cuộc hội thảo mới tổ chức gần đây, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khẳng định, Bộ chỉ cấp phép tổ chức cho hai cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia trong năm 2017 là “Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam” và “Hoa hậu Đại dương Việt Nam”.  Với những cuộc thi người đẹp không được cấp phép, đơn vị tổ chức có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng (Điều 14 Nghị định 158/2013/NĐ-CP).

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo các văn bản sau:

Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

Nghị định 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ

Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 và Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15/03/2016

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.