Vì sao nhà trên 700 triệu phải đóng thuế tài sản?

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Bộ đang xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Trong đó, một trong những đề xuất thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là việc thu thuế tài sản đối với nhà.

Nhà trên 700 triệu phải đóng thuế tài sản

Bộ Tài chính cho biết, có hai cách để xác định ngưỡng chịu thuế đối với nhà, gồm: Xác định theo giá trị và xác định theo diện tích. Cách xác định ngưỡng chịu thuế theo giá trị đảm bảo công bằng, khách quan hơn, bởi thực tế, đơn giá xây dựng mới 1m2 nhà biệt thự, nhà ở cấp I cao hơn rất nhiều so với đơn giá xây dựng mới 1m2 nhà ở cấp III, cấp IV.

Thống nhất quan điểm dùng cách xác định ngưỡng chịu thuế theo giá trị, Bộ Tài chính xây dựng 02 phương án: Thu thuế tài sản đối với nhà có giá trị từ trên 700 triệu đồng và thu thuế tài sản đối với nhà có giá trị từ trên 01 tỷ đồng. Mức thuế suất thuế tài sản là 0,3%/năm hoặc 0,4 %/năm.

Như vậy, người sở hữu nhà từ trên 700 triệu đồng hoặc từ trên 01 tỷ đồng trở lên sẽ phải đóng thuế tài sản với mức 0,3% - 0,4%; theo đó, có thể chỉ nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà ở tại nông thôn… mới không thuộc đối tượng phải chịu thuế tài sản.

Vì sao nhà trên 700 triệu phải đóng thuế tài sản?

Bộ Tài chính đang đề xuất nhà trên 700 triệu phải đóng thuế tài sản

Tăng thu ngân sách Nhà nước, hạn chế đầu cơ

Tại Nghị quyết 07/NQ-TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhấn mạnh chủ trương cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, tại Nghị quyết 25/2016/QH14, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tổng thu ngân sách Nhà nước cả giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 6.864.000 tỷ đồng.

Nếu đề xuất nhà trên 700 triệu phải đóng thuế tài sản được thông qua sẽ góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Theo tính toán, nếu áp dụng phương án tính thuế suất thuế tài sản là 3%, số thuế thu được khoảng 23.300 tỷ đồng (nếu thu thuế tài sản đối với nhà từ 700 triệu đồng) và khoảng 22.700 tỷ đồng (nếu thu thuế tài sản đối với nhà từ 01 tỷ đồng).

Nếu áp dụng phương án tính thuế suất thuế tài sản là 4%, số thuế thu được khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu thu thuế tài sản đối với nhà từ 700 triệu đồng) và khoảng 30.300 tỷ đồng (nếu thu thuế tài sản đối với nhà từ 01 tỷ đồng).

Bên cạnh lý do tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng việc thu thuế tài sản đối với nhà từ 700 triệu đồng còn nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà ở, đất đai.

Thu thuế tài sản là phù hợp thông lệ quốc tế

Cũng theo Bộ Tài chính, thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.

Hiện tại, có 174/193 quốc gia trên thế giới coi thuế tài sản như một công cụ hữu hiệu để quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức cá nhân, đồng thời bổ sung nguồn thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước.

Ở Việt Nam hiện nay, việc thu thuế trong quá trình sử dụng tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và chỉ điều tiết đối với đất.

Như vậy, việc tính thuế tài sản đối với nhà từ 700 triệu đồng nói riêng, với các tài sản khác nói chung được Bộ Tài chính cho là phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương về cơ cấu lại nguồn thu ngân sách tại Nghị quyết 07/NQ-TW.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Không ít người lao động và người thân của họ bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách để chia sẻ, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của bão. Thông tin cụ thể, LuatVietnam nêu trong bài viết dưới đây.