Vì sao nhà đầu tư iFan im lặng, dù mất 15.000 tỷ?

Những ngày qua, hàng chục người kéo đến phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) bao vây trụ sở 1 công ty, giăng băng rôn tố công ty này “lừa đảo” số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

32.000 người nguy cơ mất trắng 15.000 tỷ đồng

Theo phản ánh của các nạn nhân, Modern Tech gồm 7 người Việt Nam sáng lập chính quảng cáo một dự án huy động vốn mang tên Ifan gắn mác dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ.

Modenrn Tech đã tổ chức nhiều sự kiện tại TPHCM và Hà Nội để huy động vốn từ chủ đầu tư.

Đồng coin Ifan này được quảng cáo đang trong quá trình gọi vốn ban đầu, được tạo ra để thanh toán ứng dụng V-FAN (1 ứng dụng cho người hâm mộ  mua nhạc, MV, đặt vé trực tuyến).

Công ty Modern Tech kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo iFan, Pincoin giống như một loại cổ phiếu có giá trị. Từ đó, công ty phát hành 21 triệu đồng tiền ảo với giá 1,6-2,6 USD/iFan, đồng thời cam kết với nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng.

Nếu nhà đầu tư mời gọi được người khác tham gia sẽ được hưởng thêm hoa hồng 8%. Tuy nhiên, để "chơi" tiền ảo này, nhà đầu tư phải mua số lượng iFan có giá trị 1.000 USD (gần 23 triệu đồng).

Sau khi thu hút lượng nhà đầu tư lớn, Modern Tech bất ngờ tuyên bố hủy bỏ hình thức trả thưởng đã cam kết, thông báo tiền của nhà đầu tư sẽ được trả lại bằng đồng tiền ảo Ifan, với giá quy ước là 5 USD/đồng.

Trong khi đó, giá trị của tiền ảo iFan trên thị trường quốc tế chỉ là 0,01 USD/iFan.

Rất nhiều người đã đổ tiền thật để đầu tư cho đồng tiền ảo này nhưng đến nay chưa thu hồi được vốn. Theo con số trên băng rôn của những nhà đầu tư iFan, số tiền mà họ bị mất lên đến 15.000 tỷ đồng.

Vì sao nhà đầu tư iFan im lặng, dù mất 15.000 tỷ?

Nhà đầu tư iFan giăng băng rôn tố bị lừa 15.000 tỷ đồng (Ảnh internet) 

Vì sao nhà đầu tư iFan im lặng dù mất tiền tỷ?

Mặc dù không biết rõ nguồn gốc thật về những đồng tiền ảo này, nhưng vì ham "lãi suất khủng", nhiều người đã rót vốn đầu tư và giờ đây, chính họ cũng đang đứng trước nguy cơ mất hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, hiện chưa có nhà đầu tư iFan nào nộp đơn tố cáo hoặc đến trình báo tại cơ quan chức năng.

Hiện nay, hình thức đầu tư iFan cũng giống như các hình thức tiền ảo khác chưa được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Cụ thể, theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP), các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được quy định là hợp pháp bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Do đầu tư vào một phương tiện thanh toán chưa được công nhận là hợp pháp, nên có thể, các nhà đầu tư iFan còn đang e ngại về việc nộp đơn tố cáo; cũng vì thế nên các cơ quan chức năng cũng chưa thể vào cuộc để xác minh, điều tra vụ việc.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục