Vì sao người sập bẫy tín dụng đen không tố cáo?

Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi khiến không ít người lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí tan cửa nát nhà, nhưng không phải người vay nào cũng đứng ra tố cáo.

Tín dụng đen = vi phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoản thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Thế nhưng trên thực tế, lãi suất tín dụng đen thường ở mức cắt cổ, chênh rất nhiều lần so với mức lãi suất Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Vì cần tiền gấp, nhiều người đành nhắm mắt vay tín dụng đen với lãi suất đến 20%/tháng… (gấp 11 lần so với quy định của pháp luật).

Rõ ràng là sai luật, nhưng hoạt động tín dụng đen vẫn âm thầm diễn ra và thậm chí nở rộ, trong khi đó, người vay không dám đứng ra tố cáo dù bị siết nợ đến mức lâm vào cảnh khốn cùng.

Vì sao người sập bẫy tín dụng đen không tố cáo?

Tín dụng đen xuất hiện ở khắp nơi dưới hình thức Cho vay tiền nhanh (Ảnh Internet)

Vì sao người vay luôn im lặng?

Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định, để khép tội người cho vay nặng lãi cần nhiều yếu tố, gồm: Cho vay lãi suất gấp 05 lần mức 20%/năm trở lên; Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khi có đủ 02 yếu tố này, người cho vay nặng lãi mới bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…

Để đối phó với quy định của pháp luật hòng thoát tội, người cho vay nặng lãi thường thỏa thuận với người vay về việc chỉ ghi trên Giấy vay nợ lãi suất theo quy định, trong khi lãi suất cho vay trong thực tế cao hơn rất nhiều. Khi đó, người vay cũng không thể có căn cứ để tố cáo.

Đồng thời, hoạt động tín dụng đen cũng thường hoạt động trá hình dưới hình thức các cơ sở kinh doanh, buôn bán được pháp luật công nhận như cầm đồ…

Thực tế cũng cho thấy, hoạt động cho vay nặng lãi thường được bảo kê bởi dân “xã hội đen”, uy hiếp trực tiếp người đi vay nên rất hiếm khi người đi vay dám đứng lên tố cáo, dù biết rằng hoạt động này hoàn toàn trái pháp luật.

Xem thêm:

Cho vay lãi “cắt cổ” có thể bị đi tù

Lãi suất cắt cổ, các tiệm cầm đồ vẫn nở rộ

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.