Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Pháp luật hiện nay đã có rất nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo và khoan dung đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội. Một trong số đó là quy định Thẩm phán khi xét xử người dưới 18 tuổi không mặc áo choàng. Vậy vì sao lại có quy định như vậy?

Khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng

 Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì:

- Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);

Độ tuổi dưới 18 là độ tuổi mà về cả tâm sinh lý cũng như thể chất và nhận thức đều chưa phát triển toàn diện. Những hạn chế về kinh nghiệm sống, về trình độ văn hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc nhóm tuổi này có nhiều hành vi tội phạm.

Đối với độ tuổi này, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”

Trong khi đó, chiếc áo choàng của Thẩm phán không những thể hiện sự uy nghiêm của Thẩm phán mà còn thể hiện không khí trang trọng, nghiêm túc của buổi xét xử.

Bởi những lẽ đó, khi phiên tòa có sự tham gia của bị cáo dưới 18 tuổi thì Tòa án phải tạo một không khí thân thiện nhất để buổi xử án diễn ra hiệu quả nhất. Và quy định “khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng” là một trong số đó.

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng (Ảnh minh họa)

Khi không mặc đúng trang phục, Thẩm phán có thể bị xử lý kỷ luật

Tại Thông tư 02/2017/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa, Thẩm phán khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu trong phiên xét xử có bị cáo là người dưới 18 tuổi, nếu Thẩm phán thực hiện không đúng quy định về việc mặc áo choàng thì có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng

Người dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Người dưới 18 tuổi phạm tội nhiều lần vẫn có thể được hưởng án treo

Khung hình phạt cao nhất dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.