Vì sao CMND cần dán ảnh, bằng đại học lại không?

Khác với các loại giấy tờ quan trọng khác của công dân như CMND, Bằng lái xe, hộ chiếu… bằng đại học hiện nay không được dán ảnh. Vì sao lại có sự khác biệt này?


Từ năm 2010, bằng đại học không còn dán ảnh

Cuối năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Mẫu bằng tốt nghiệp đại học kèm theo Thông tư 22/2009/TT-BGDĐT. Theo đó, mẫu bằng tốt nghiệp đại học được gồm 04 trang, thể hiện các thông tin cơ bản của người được cấp bằng và loại bằng cấp… nhưng không quy định phải dán ảnh trên trang 2.

Theo đó, từ năm 2010, các trường đại học bắt đầu cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo mẫu mới và không còn dán ảnh trên bằng. Hiện nay, Thông tư 22/2009/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực, thay thế bằng Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT. Tại Thông tư hiện hành này cũng không yêu cầu bằng đại học phải dán ảnh.

Khi có quy định về bằng đại học không dán ảnh, nhiều người bày tỏ lo ngại về việc làm tăng nguy cơ bằng đại học bị làm giả cũng như làm mất đi cơ sở dữ liệu để các trường, các đơn vị tuyển dụng so sánh, đối chiếu.

Vì sao CMND cần dán ảnh, bằng đại học lại không?

Nhiều năm nay, bằng đại học đã không còn dán ảnh (Ảnh minh họa)


Vì sao bằng đại học không dán ảnh?

Dù còn nhiều băn khoăn, nhưng đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn duy trì quy định không dán ảnh lên bằng đại học.

Sở dĩ bằng đại học không cần dán ảnh là bởi đây là loại bằng cấp giá trị vĩnh viễn nên không thể quản lý bằng ảnh, trong khi đó, các loại giấy tờ tùy thân của công dân như hộ chiếu, CMND chỉ có thời hạn trong một thời gian nhất định (10 - 15 năm) và phải đổi lại nên có thể quản lý bằng ảnh.

Ngoài ra, về bản chất, bằng đại học không phải là loại giấy tờ chứng minh nhân thân như CMND hay hộ chiếu mà chỉ là văn bằng ghi nhận trình độ đào tạo của người học. Do đó, việc dán ảnh được cho là không cần thiết.

Để giảm thiểu tình trạng sử dụng bằng giả, hiện nhiều trường đại học đã áp dụng phương thức quản lý văn bằng, chứng chỉ của người học bằng internet. Theo đó, các trường như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP. HCM, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn… đã có công cụ tra cứu văn bằng trên website của trường.

Xem thêm:


Bằng tại chức có giá trị tương đương bằng chính quy?

Người sử dụng bằng giả bị xử phạt thế nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật “ăn mừng bàn thắng” mà ĐT Việt Nam cần cảnh giác

Luật “ăn mừng bàn thắng” mà ĐT Việt Nam cần cảnh giác

Luật “ăn mừng bàn thắng” mà ĐT Việt Nam cần cảnh giác

Cơ hội thắng và ghi bàn hôm nay trong trận đấu với ĐT Philippines của ĐT Việt Nam là rất lớn, sau khi đã thắng đội bạn với tỷ số 2-1 trên sân khách. Trên chảo lửa Mỹ Đình tối nay, khả năng ĐT Việt Nam ghi bàn và vào chung kết là rất cao. Tuy nhiên, khi ăn mừng ghi bàn các cầu thủ Việt Nam cần lưu ý những gì?

AFF Cup: ĐT Việt Nam vẫn có thể bị loại vì luật bàn thắng sân khách

AFF Cup: ĐT Việt Nam vẫn có thể bị loại vì luật bàn thắng sân khách

AFF Cup: ĐT Việt Nam vẫn có thể bị loại vì luật bàn thắng sân khách

Giải đấu AFF Suzuki Cup 2018 có đội tuyển Việt Nam tham dự đang đi vào giai đoạn gay cấn, hấp dẫn nhất. Luật bàn thắng trên sân khách đã khiến đội tuyển Thái Lan - ứng cử viên nặng ký nhất cho chức Vô địch bị loại. Vậy luật bàn thắng trên sân khách là gì và có ảnh hưởng thế nào đến đội tuyển Việt Nam trong trận đấu sắp tới?