Ép dẻo CMND, Căn cước công dân: Sai lầm tai hại!

Nhiều người đã ép dẻo CMND, Căn cước công dân với mong muốn giữ độ bền cho những loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ép dẻo giấy tờ tùy thân lại đem lại không ít rủi ro.

*Ghi chú: CMND = Chứng minh nhân dân.


Rủi ro khi ép dẻo CMND, Căn cước công dân

Hiện nay, căn cước công dân đã được sử dụng phổ biến, nhưng vẫn còn rất nhiều người đang sử dụng CMND. Đặc điểm của CMND là được ép plastic nên thường dễ bị gãy gập khi bỏ vào trong túi, ví hoặc bị bong tróc lớp dán plastic sau thời gian dài sử dụng.

Tương tự, ngay cả với căn cước công dân, dù đã được in trên chất liệu nhựa cứng, khả năng gãy, hỏng ít hơn, nhưng sau một thời gian sử dụng cũng có nguy cơ bị mờ, nhòe ảnh và thông tin trên thẻ.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến với dịch vụ ép plastic, ép dẻo CMND, Căn cước công dân để giữ được độ bền, mới cho các loại giấy tờ này.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc ép dẻo CMND, Căn cước công dân đem lại rất nhiều rủi ro:

- Việc ép dẻo, ép plastic trên các loại giấy tờ như CMND, Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị.

Khi thực hiện các thủ tục, giao dịch, cơ quan Nhà nước có thể sẽ từ chối sử dụng CMND, Căn cước công dân đã ép dẻo do không xác thực được thông tin. Khi đó, người dân buộc phải lập túc đi làm thủ tục làm Căn cước công dân.

- Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt về hành vi “làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân” hoặc “hủy hoại” CMND, Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức phạt là 01 - 02 triệu đồng.

ep-deo-cmnd
Ép dẻo CMND, Căn cước công dân là sai lầm tai hại (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý khác khi sử dụng CMND, Căn cước công dân

Ngoài việc không được ép dẻo CMND, Căn cước công dân, người dân cần lưu ý một số quy định sau khi sử dụng các loại giấy tờ tùy thân quan trọng này:

Lưu ý

Mức phạt nếu vi phạm

Căn cứ

Xuất trình CMND, Căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền

>> Xem ngay: 4 trường hợp công an được kiểm tra CMND, Căn cước công dân

Phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 300.000 - 500.000 đồng

điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

>> Xem ngay: Các trường hợp không đổi Căn cước công dân sẽ bị phạt

điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không chiếm đoạt, sử dụng CMND, thẻ Căn cước công dân của người khác

Phạt từ 01 – 02 triệu đồng

điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không tẩy xóa, sửa chữa CMND, thẻ Căn cước công dân

điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CMND, thẻ Căn cước công dân

điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, thẻ Căn cước công dân

(chưa đến mức truy cứu hình sự)

Phạt từ 02 - 04 triệu đồng

điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND, thẻ Căn cước công dân

điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không làm giả CMND, Căn cước công dân

Phạt từ 04 – 06 triệu đồng

điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không sử dụng Giấy chứng minh nhân CMND, Căn cước công dân giả

điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không mua bán, thuê, cho thuê CMND, thẻ Căn cước công dân

điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Không mượn, cho mượn CMND, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật

điểm đ khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ không nên ép dẻo CMND, Căn cước công dân mà cần bảo quản thận trọng trong quá trình sử dụng. Đồng thời, khi sử dụng các loại giấy tờ tùy thân quan trọng này, bạn cũng cần có một số lưu ý để không bị xử phạt.

Mọi thắc mắc liên quan đến CMND, Căn cước công dân vui lòng liên hệ ngay đến LuatVietnam theo số 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.