Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự?

Có rất nhiều trường hợp vay, mượn tiền của bạn bè, người thân nhưng sau đó quên hoặc cố tình không trả. Vậy vay tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho người vay. Cụ thể:

- Nếu tài sản vay mượn là tiền thì người đi vay phải trả đúng và đủ số tiền đã vay.

- Nếu tài sản là vật thì người đi vay phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng. Nếu không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà người đi vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay thì người cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự?

Vay tiền không trả có thể bị xử phạt hình sự (Ảnh minh họa)


Có thể bị xử lý hình sự nếu không trả tiền đã vay

Ngoài việc phải trả lãi trên số nợ quá hạn theo Bộ luật Dân sự quy định thì trong nhiều trường hợp người đi vay mà không trả có thể bị xử phạt hình sự.

Tùy vào mức độ, tính chất cũng như giá trị của khoản vay mà người đi vay có thể bị xử phạt hình sự với tội danh Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách vay, mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà:

- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó

- Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

- Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Hình phạt cao nhất bị áp dụng với tội danh này lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm:

Đòi nợ không đúng luật, dễ vướng 3 tội này

Mẫu Giấy vay tiền mới nhất đơn giản, ngắn gọn

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.