Không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19, cần làm gì?

Sau bài viết 5 lưu ý khi vay tiền công ty tài chính, LuatVietnam nhận được nhiều thắc mắc về việc không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19 làm giảm, mất thu nhập thì phải làm thế nào?

Có được xin lùi thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đối tượng áp dụng của Thông tư là tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, theo Luật Tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính thuộc tổ chức tín dụng phi ngân hàng - một loại hình của tổ chức tín dụng.

Như vậy, có thể khẳng định, quy định về lùi thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được quy định tại Thông tư 14/2021/TT-NHNN cũng được áp dụng đối với các công ty tài chính.

Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện được lùi thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay theo Thông tư 03, khách hàng có thể liên hệ công ty tài chính để tìm hiểu kỹ về thủ tục.

Tại công ty tài chính FE Credit, công ty này cho biết trước làn sóng Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hiểu được khó khăn của khách hàng, công ty này đã triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Để kiểm tra hợp đồng vay của mình có thuộc trường hợp được hưởng chính sách này hay không, khách hàng cần thông báo tình trạng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cho nhân viên, khi có nhân viên liên lạc nhắc thanh toán nợ. 

khong tra duoc no cho cong ty tai chinh do Covid-19


Không thể đi đóng tiền đúng hạn do giãn cách xã hội

Hiện nay, trước tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên tinh thần ai ở đâu ở yên đó, người dân không được đi ra ngoài trừ khi thật sự cần thiết.

Vướng mắc ở chỗ, đi trả tiền vay cho công ty tài chính khi đến hạn thanh toán không được quy định cụ thể có phải là trường hợp “thật sự cần thiết” hay không? Vì thế, dẫn đến thực tế nhiều người muốn đi trả nợ cho các công ty tài chính nhưng lại lo ngại ra ngoài đường không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt, còn nếu không đi sẽ bị nộp tiền quá hạn.

Người dân cần lưu ý, trong trường hợp nêu trên, có thể liên hệ với các công ty tài chính để tìm hiểu về phương thức thanh toán trực tuyến. Hầu hết các công ty tài chính hiện nay đã áp dụng các phương thức thanh toán tương đối linh hoạt, người vay có thể thanh toán qua ví điện tử MoMo, Zalopay, Shopeepay…

Ngoài ra, người vay cũng có thể đến các điểm thu hộ của các công ty tài chính để nộp tiền. Điểm thu hộ thường là siêu thị, các cửa hàng tiện lợi… - đây là những địa điểm vẫn được phép mở cửa hoạt động dù địa phương có đang giãn cách theo Chỉ thị 16. Thông tin chi tiết về các điểm thu hộ được các công ty tài chính cập nhật công khai trên website…

Tóm lại, nếu không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19, người vay cần liên hệ công ty để tư vấn về thủ tục lùi thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay. Ngoài ra, cần tìm hiểu về phương thức trả nợ trực tuyến hoặc qua các điểm thu hộ, tránh tình trạng trả chậm phải gánh thêm tiền lãi.

LuatVietnam giải đáp các quy định liên quan về vay tiền của công ty tài chính thông qua tổng đài 1900.6192

>> Vay FE credit không trả có làm sao không?

Đánh giá bài viết:
(12 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Những nơi đang là “vùng xanh”, “vùng đỏ”, “vùng cam” ở Hà Nội

Những nơi đang là “vùng xanh”, “vùng đỏ”, “vùng cam” ở Hà Nội

Những nơi đang là “vùng xanh”, “vùng đỏ”, “vùng cam” ở Hà Nội

Sau khi Thành ủy Hà Nội có thông báo về việc sẽ phân loại mức độ giãn cách xã hội tại Hà Nội sau ngày 06/9/2021 theo các “vùng xanh”, “vùng đỏ” “vùng cam”, LuatVietnam nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc về việc làm thế nào để biết nơi mình đang sinh sống thuộc vùng nào?