Vay thế chấp không trả được nợ, bị xử lý thế nào?

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến khi thực hiện hợp đồng vay tài sản. Vậy nếu bên vay không trả được nợ, tài sản thế chấp sẽ bị xử lý thế nào?

Vay thế chấp không trả được nợ, bị xử lý thế nào?

Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy trả nợ đúng hạn là nghĩa vụ của bên vay. Đồng thời, trong hợp đồng vay, hai bên có thể thỏa thuận thế chấp tài sản để làm biện pháp bảo đảm.

Trong đó, theo Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, tài sản đảm bảo trong hợp đồng vay thế chấp sẽ bị xử lý trong các trường hợp:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Theo các quy định trên, không trả nợ đúng hạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Đồng thời, nếu trong hợp đồng vay có thỏa thuận về thế chấp tài sản, tài sản thế chấp sẽ bị đem ra xử lý.

Trường hợp bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017, tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu.

Xem thêm: Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào?

vay the chap khong tra duoc no bi xu ly the nao
Vay thế chấp không trả được nợ bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Xử lý tài sản thế chấp khi không trả được nợ

Căn cứ Điều 58 Nghị định 163, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11 năm 2020, việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thực theo thỏa thuận của các bên (bên vay và bên cho vay); nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, các bên có thể thỏa thuận xử lý tài sản theo các phương thức như: Bán tài sản; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ; nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ; phương thức khác do các bên thoả thuận (theo Điều 59 Nghị định 163).

- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm (người cho vay) hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác.

Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.

Thời hạn xử lý tài sản thế chấp

Tại Điều 62 Nghị định 163 năm 2006 quy định, tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận.

Nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản (bên cho vay hoặc người được bên cho vay ủy quyền) có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không  được trước 07 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, tuy nhiên phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó (theo khoản 2 Điều 61 Nghị định 163).

Ngoài ra, cũng theo Nghị định 163, khoản 1 Điều 63 quy định, nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

vay the chap khong tra duoc no bi xu ly the nao
Vay thế chấp không trả được nợ bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Xử lý tài sản thế chấp khi không thỏa thuận được về phương thức xử lý

Căn cứ các Điều 65, 66, 67, 68 Nghị định 163 năm 2006, nếu không thỏa thuận được về phương thức xử lý, tài sản bị thế chấp sẽ được xử lý như sau:

Với tài sản là động sản

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của  pháp luật.

Riêng đối với tài sản bảo đảm có thế xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).

Với tài sản đảm là quyền đòi nợ

- Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu  người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.

- Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.

Với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm

- Việc xử lý tài sản bảo đảm là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm.

- Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định này.

Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hoá theo vận đơn cho bên nhận bảo đảm mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận bảo đảm.

- Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.

Với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.

- Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất.

- Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tóm lại:

- Khi vay thế chấp, người vay có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn nếu không tài sản thế chấp sẽ bị đem ra xử lý để trừ nợ. Đồng thời, người vay cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi có khả năng nhưng cố tình không trả nợ.

- Nếu không trả được nợ, tài sản thế chấp sẽ được ưu tiên xử lý theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp quá thời hạn nhưng bên thế chấp không chịu giao tài sản hoặc không thỏa thuận được cách xử lý tài sản, bên cho vay có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự để được xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số quy định giải đáp về: Vay thế chấp không trả được nợ bị xử lý thế nào? Nếu có vướng mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.