Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng, trang sức có giá trị khác cho cô dâu, chú rể là phong tục ở nhiều nơi. Vậy dưới góc độ pháp luật, số vàng, trang sức này thuộc tài sản chung hay riêng? Chia tài sản này khi ly hôn như thế nào?
Hiện nay, tình trạng ly hôn xảy ra tương đối phổ biến, bên cạnh việc chấm dứt hôn nhân còn có tranh chấp về tài sản và con cái.
Trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh những món quà cưới là vàng, trang sức do bố mẹ, họ hàng hai bên tặng. Việc phân chia tài sản này khi ly hôn như thế nào khiến những người trong cuộc tranh cãi gay gắt.
Vàng cưới là tài sản chung hay riêng? (Ảnh minh họa)
Trước đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn về vấn đề này tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP như sau:
- Nhưng nếu vàng, đồ trang sức khác được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.
Năm 2000, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP nêu trên được thay thế bằng Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, tuy nhiên Nghị quyết số 02 lại không quy định vấn đề chia tài sản khi ly hôn là trang sức.
Trong khi đó, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền có tài sản riêng và tài sản riêng là tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, được tặng cho, thừa kế riêng.
Từ đó cho thấy, nếu trong ngày cưới cha mẹ chồng cho con dâu vàng, đồ trang sức khác mà không nói cho cả hai vợ chồng thì đó là tài sản riêng của người vợ, khi ly hôn mà xảy ra tranh chấp thì đó là tài riêng của người vợ, không được chia. Trường hợp có thỏa thuận rằng cho cả hai vợ chồng, thì đó được coi là tài sản chung và khi ly hôn, được chia theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Xem thêm:
Luật Hôn nhân và Gia đình: 10 điểm nổi bật nhất 2018
Nhà gái thách cưới quá cao có phạm luật không?
Chồng ôm nợ về nhà, vợ có phải trả không?
LuatVietnam