Những ưu, nhược điểm của công ty hợp danh ít người biết

Các doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình nào cũng có đặc thù riêng biệt. Vậy đối với công ty hợp danh, các ưu/nhược điểm của nó bao gồm những gì?

Nắm được các ưu, nhược điểm của công ty hợp danh sẽ thuận lợi hơn trong công tác điều hành, quản lý hoạt động của loại hình này.

Những ưu, nhược điểm của công ty hợp danh ít người biết
Ưu, nhược điểm cần biết của công ty hợp danh. (Ảnh minh họa)

Ưu điểm của công ty hợp danh:

Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung - thành viên hợp danh.

Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

Đồng thời, việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó.

Nhược điểm của công ty hợp danh:

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Trên đây là những ưu, nhược điểm của công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp. Nếu có ý định kêu gọi thành viên để thành lập loại hình công ty này cần lưu ý những ưu, nhược điểm trên để có thể điều hành hoạt động của công ty một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Công ty hợp danh là gì?

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Ngọc Thúy

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục