1. Các khối thi Đại học và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng
Tên khối | Tổ hợp môn xét tuyển |
A00 | Toán, Vật lý, Hóa học |
A01 | Toán, Vật lý, Tiếng Anh |
A02 | Toán, Vật lý , Sinh học |
A03 | Toán, Vật lý, Lịch sử |
A04 | Toán, Vật lý, Địa lý |
A05 | Toán, Hóa học, Lịch sử |
A06 | Toán, Hóa học, Địa lý |
A07 | Toán, Lịch sử, Địa lý |
A08 | Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân |
A09 | Toán, Địa lý, Giáo dục công dân |
A10 | Toán, Vật lý, Giáo dục công dân |
A11 | Toán, Hóa học, Giáo dục công dân |
A12 | Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội |
A14 | Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý |
A15 | Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân |
A16 | Toán, Khoa học tự nhiên, Văn |
A17 | Toán, Khoa học xã hội, Vật lý |
A18 | Toán, Khoa học xã hội, Hóa học |
B00 | Toán, Hóa học, Sinh học |
B01 | Toán, Sinh học, Lịch sử |
B02 | Toán, Sinh học, Địa lý |
B03 | Toán, Sinh học, Ngữ văn |
B04 | Toán, Sinh học, Giáo dục công dân |
B05 | Toán, Sinh học, Khoa học xã hội |
B08 | Toán, Sinh học, Tiếng Anh |
C00 | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
C01 | Ngữ văn, Toán, Vật lý |
C02 | Ngữ văn, Toán, Hóa học |
C03 | Ngữ văn, Toán, Lịch sử |
C04 | Ngữ văn, Toán, Địa lý |
C05 | Ngữ văn, Vật lý, Hóa học |
C06 | Ngữ văn, Vật lý, Sinh học |
C07 | Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử |
C08 | Ngữ văn, Hóa học, Sinh |
C09 | Ngữ văn, Vật lý, Địa lý |
C10 | Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử |
C12 | Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử |
C13 | Ngữ văn, Sinh học, Địa |
C14 | Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân |
C15 | Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội |
C16 | Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân |
C17 | Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân |
C18 | Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân |
C19 | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
C20 | Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân |
D01 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh |
D02 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga |
D03 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp |
D04 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung |
D05 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức |
D06 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật |
D07 | Toán, Hóa học, Tiếng Anh |
D08 | Toán, Sinh học, Tiếng Anh |
D09 | Toán, Lịch sử, Tiếng Anh |
D10 | Toán, Địa lý, Tiếng Anh |
H00 | Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2 |
H01 | Toán, Ngữ văn, Năng khiếu Hình họa |
H02 | Toán, Năng khiếu Hình họa, Vẽ trang trí màu |
H03 | Toán, Khoa học tự nhiên, Năng khiếu Hình họa |
H04 | Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu Hình họa |
H05 | Văn, Khoa học xã hội, Năng khiếu Hình họa |
H06 | Văn, Tiếng Anh, Năng khiếu Hình họa |
H07 | Toán, Năng khiếu Hình họa, Vẽ Trang trí |
H08 | Văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật |
V00 | Toán, Vật lý, Vẽ Mỹ thuật |
V01 | Toán, Ngữ văn, Vẽ Mỹ thuật |
V02 | Toán, Tiếng Anh, Vẽ Mỹ thuật |
V03 | Toán, Hóa học, Vẽ Mỹ thuật |
V05 | Ngữ văn, Vật lý, Vẽ Mỹ thuật |
V06 | Toán, Địa lý, Vẽ Mỹ thuật |
V07 | Toán, Tiếng Đức, Vẽ Mỹ thuật |
V08 | Toán, Tiếng Nga, Vẽ Mỹ thuật |
V09 | Toán, Tiếng Nhật, Vẽ Mỹ thuật |
V10 | Toán, Tiếng Pháp, Vẽ Mỹ thuật |
V11 | Toán, Tiếng Trung, Vẽ Mỹ thuật |
R00 | Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu nghệ thuật |
R01 | Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu nghệ thuật |
R02 | Ngữ văn, Toán, Năng khiếu nghệ thuật |
R03 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu nghệ thuật |
R04 | Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật |
R05 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí |
R06 | Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Năng khiếu báo chí |
R07 | Ngữ văn, Toán, Năng khiếu ảnh báo chí |
R08 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí |
R09 | Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Năng khiếu ảnh báo chí |
R11 | Ngữ văn, Toán, Năng khiếu quay phim truyền hình |
M00 | Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát |
M01 | Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu GDMN |
M02 | Toán, Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2 |
M03 | Ngữ văn, Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2 |
M04 | Toán, Khoa học tự nhiên, Năng khiếu GDMN |
M05 | Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu GDMN |
M06 | Ngữ văn, Toán, Năng khiếu GDMN |
M07 | Ngữ văn, Địa, Năng khiếu GDMN |
M08 | Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2 |
M09 | Toán, Kể chuyện – Đọc diễn cảm, Hát |
M10 | Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu mầm non |
M11 | Ngữ văn, Anh, Năng khiếu GDMN |
M13 | Toán, Sinh học, Năng khiếu GDMN |
M14 | Toán, Địa lý, Năng khiếu GDMN |
N00 | Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2 |
N01 | Ngữ văn, Hát xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật |
N02 | Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ |
N03 | Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn |
N04 | Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu |
N05 | Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu |
N06 | Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn |
N07 | Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn |
N08 | Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ |
N09 | Ngữ văn, Hòa thanh, Chỉ huy tại chỗ |
T00 | Toán, Sinh học, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T01 | Toán, Ngữ văn, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T02 | Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T03 | Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T04 | Toán, Vật lý, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T05 | Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T06 | Toán, Địa lý, Năng khiếu thể dục thể thao |
T07 | Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu Thể dục thể thao |
T08 | Toán, Giáo dục công dân, Năng khiếu Thể dục thể thao |
2. Các ngành nghề tương ứng từng khối thi Đại học
Khổi thi | Ngành nghề |
Khối A | Khối A phát triển tới 18 tổ hợp môn, trong đó luôn có môn Toán là 1 trong 3 môn thi. Tuy nhiên, khối A0 và A01 là hai khối thi phổ biến và nhiều trường lựa chọn nhất. Các khối thi còn lại tuy vẫn có trường tuyển sinh nhưng không nhiều. Khi lựa chọn điểm thi khối A để xét tuyển đại học, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như: - Các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin: Cơ khí, Kỹ thuật phần mềm - Các ngành kinh tế, tài chính, quản lý, pháp luật: quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, tài chính - ngân hàng, Kế toán, luật kinh tế… - Các ngành dịch vụ, du lịch: quản trị nhà hàng, khách sạn… - Các ngành truyền thông, marketing: quan hệ công chúng, truyền thông… - Các ngành công an, quân đội. |
Khối B | Khối B được nhiều người biết tới với các ngành về y, dược: Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Răng - hàm - mặt, Kỹ thuật hình ảnh y học, Dược học, Dinh dưỡng... Tuy nhiên, còn rất nhiều ngành khác lựa chọn điểm thi khối B để xét tuyển như: - Các ngành về môi trường: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Khí tượng và Khí hậu học, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước... - Các ngành nông - lâm nghiệp: Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng… - Các ngành chăn nuôi, thú y… |
Khối C | Tổ hợp môn khối C luôn bắt buộc có Ngữ văn là 1 trong 3 môn thi. Đây là khối thi nghiêng về các ngành khoa học xã hội như: báo chí, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, triết học, chính trị học, tâm lý học, công an, quân đội… |
Khối D | Khi đăng ký xét tuyển điểm thi khối D, thí sinh có thể lựa chọn các ngành như: - Các ngành ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc… - Các ngành tài chính, kinh tế, luật: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế… - Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm: Triết học, báo chí, quan hệ quốc tế, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, … - Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Quản lý tài nguyên rừng, quản lý đất đai, khuyến nông… - Các ngành công an, quân đội. |
Khối H | Khối H là khối thi dành cho các thí sinh có năng khiếu hội họa, mỹ thuật. Thi sinh thi khối H có thể lựa chọn các ngành học như: Thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, hội họa, công nghệ điện ảnh - truyền hình… |
Khối V | Khối V có thể dùng để xét tuyển vào các ngành về kiến trúc, thiết kế như: kiến trúc cảnh quan, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, kiến trúc... |
Khối M | Khối M là khối thi tuyển sinh vào các ngành như giáo viên mầm mon, giáo viên thanh nhạc, các ngành truyền hình, điện ảnh truyền hình… |
Khối N | Khối N là khối thi tập trung vào năng khiếu âm nhạc, diễn xuất. Các ngành xét tuyển khối N bao gồm: Sư phạm âm nhạc, thanh nhạc, piano, biểu diễn nhạc cụ phương tây, đạo diễn, nhiếp ảnh, diễn viên… Các trường xét tuyển khối N là: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Sân khấu Điện ảnh... |
Khối R | khối R được sử dụng để tuyển sinh cho 03 chuyên ngành chính là biểu diễn âm nhạc, tổ chức hoạt động văn hóa Nghệ thuật, truyền thông văn hóa. Tuy nhiên, có khá ít trường tuyển sinh khối này. |
Khối S | Khối S là lựa chọn khối thi năng khiếu dành cho các bạn có đam mê với các bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh, diễn kịch, sân khấu... |
Khối T | Khối T là khối thi năng khiếu về thể dục thể thao để xét tuyển các ngành giáo dục thể chất, quản lý thế dục thể thao, giáo dục Quốc phòng - An ninh, huấn luyện viên thể thao. |
3. Các hình thức tuyển sinh đại học
3.1. Xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia
Xét tuyển Đại học từ kết quả thi THPT quốc gia là phương thức xét tuyển phổ biến nhất hiện nay.
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển thì tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.
Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:
Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.
3.2. Thi đánh giá năng lực
Thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau. Nhưng về cơ bản các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực gồm đang dạng các môn học, từ 06 đến 08 môn, cụ thể:
- Tư duy định lượng ( môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học)
- Tư duy định tính ( môn ngữ văn)
- Khoa học và tự nhiên ( môn lịch sử, địa lý)
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh
3.3. Xét tuyển học bạ
Xét học bạ là hình thức tuyển sinh dùng kết quả điểm tích lũy trong ba học kỳ, ba năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển để làm cơ sở xét tuyển.
Xét tuyển học bạ THPT là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thông thường, khi các trường Đại học áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT để thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.
Về phương thức này, ở mỗi trường sẽ có điều kiện xét tuyển và mốc thời gian xét tuyển khác nhau do chính trường Đại học đó quy định.Trên đây là thông tin về các khối thi đại học và ngành nghề tương ứng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.