Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Tại Chỉ thị 21-CT/TW, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ phù hợp với pháp luật về lao động và quá trình phát triển của đất nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang tiến hành lấy ý kiến về việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu…

Một thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam hiện ở mức khoảng 72%. Phụ nữ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ còn nhiều hạn chế, trong đó có chính sách liên quan đến hưu trí.

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam hiện nay là 60 tuổi và của lao động nữ là 55 tuổi. Quy định này vẫn được duy trì thực hiện trong nhiều năm qua.

tuổi nghỉ hưu của lao động nữ

Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ hiện nay là 55 tuổi (Hình minh họa)

Vì sao tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ lại có sự chênh lệch như vậy? Tuổi nghỉ hưu của lao động được căn cứ dựa trên khả năng lao động, sức khỏe… của người lao động. Lao động nữ được cho là có khả năng lao động và sức khỏe thấp hơn lao động nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với nữ giới. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của người lao động cũng đã được cải thiện hơn. Nhiều người dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn làm việc và có thể làm việc được.

Liên quan đến những chính sách đối với phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng, tại Chỉ thị 21-CT/TW, Ban Bí thư đã có những chỉ đạo rất cụ thể.

Về độ tuổi công tác và nghỉ hưu, Ban Bí thư yêu cầu người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển đối với một số nhóm phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp trong từng giai đoạn. Đồng thời, nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ phù hợp với pháp luật về lao động và quá trình phát triển của đất nước.

Về việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang tiến hành lấy ý kiến các Bộ, ngành về dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động. Tại dự thảo này, Bộ nêu ra 02 phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó có một phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ lên 60 tuổi. Cụ thể, từ ngày 01/01/2021, lao động nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, cứ mỗi năm tăng thêm 06 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi thì sẽ nghỉ hưu.

tuổi nghỉ hưu của lao động nữ

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ? (Hình ảnh minh họa)

Ngoài vấn đề liên quan đến tuổi làm việc và nghỉ hưu, Chỉ thị 21-CT/TW còn nêu ra nhiều yêu cầu khác nhằm đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới; Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện; Xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề...

Bạn đọc tham khảo thêm tin liên quan:

Áp dụng cách tính lương hưu mới từ năm 2018: Lao động nữ bị thiệt thòi

Nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục