Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Một trong những vụ việc đang được xã hội quan tâm thời gian gần đây là vụ án ly hôn “nghìn tỷ” của vợ chồng “ông vua cà phê” Trung Nguyên. Sau nhiều lần hoãn thì ngày 21/02/2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Vụ án ly hôn của vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên

Tháng 11/2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn ly hôn lên TAND TP Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần hòa giải không thành và tạm hoãn thì ngày 21/02/2019 vừa qua, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở lại phiên tòa tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đơn kiện của bà Thảo, vợ chồng bà kết hôn 20 năm trước và có với nhau 4 người con. Thời gian đầu, hai vợ chồng sống hạnh phúc và cùng nhau tạo lập nên khối tài sản khổng lồ của thương hiệu cà phê nổi tiếng Trung Nguyên. Tuy nhiên sau đó, vì mẫu thuẫn và mục đích hôn nhân không đạt được nên bà quyết định ly hôn.

chia tai san khi ly hon

Từ vụ vua cà phê Trung Nguyên chia tài sản khi ly hôn như thế nào?​ (Nguồn ảnh: internet)


Phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Tại phiên tòa, ngoài vấn đề về mối quan hệ hôn nhân giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thì vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là việc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng sau khi ly hôn.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Trong đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Khi hai vợ chồng ly hôn, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản sau ly hôn là dựa vào sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

- Công sức đóng góp của vợ, chồng

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Với vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo, việc chứng minh công sức đóng góp và phân chia tài sản chung của hai vợ chồng đang còn nhiều tranh cãi và chưa hạ hồi phân giải.

Những phân tích trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, căn cứ vào những thông tin ban đầu của vụ việc. Vụ án ly hôn vẫn đang tiếp tục được tiến hành xét xử vào ngày 25/02/2019.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng phải bảo đảm yêu cầu: Không làm thay đổi mục tiêu của dự án; không làm thay đổi nội dung của dự án; bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.