Tự vệ như thế nào cho đúng luật?

Trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp không ít trường hợp phải tự vệ trước hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác. Vậy khi gặp phải những trường hợp như thế, chúng ta phải tự vệ như thế nào thì mới được coi là đúng luật.

Như thế nào là tự vệ?

Tự vệ hay phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Đây là định nghĩa được quy định trong Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cũng theo quy định tại Điều 22 trên, phòng vệ chính đáng không được coi là tội phạm và người phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi hành vi tự vệ của mình.

Tuy nhiên, không phải hành vi chống trả nào cũng được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tự vệ như thế nào cho đúng luật?

Tự vệ như thế nào cho đúng luật? (Ảnh minh họa)

Các trường hợp được coi là tự vệ đúng luật

Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được hành vi chống trả của mình. Do đó, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc và kết cục là phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:

- Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

- Để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ

- Trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn gây ra thiệt hại không tránh khỏi

- Trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó mà gây ra thiệt hại

Ngoài ra, những trường hợp gây thiệt hại vượt quá mức cần thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Xem thêm:

Phân biệt phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.