Tử tù xin hiến tạng, có được không?

Nguyễn Hữu Tình - bị cáo trong vụ án giết 5 người trong một gia đình ở TP. Hồ Chí Minh gây rúng động dư luận vừa qua đã đối mặt với án Tử hình. Bị cáo này có nguyện vọng hiến tạng cho y học.

Tử tù trong vụ án giết 5 người xin hiến tạng

Ngày 9/7/2018, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi) với tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Bị cáo này đã gây ra vụ thảm sát 5 người trong một gia đình tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 28 Tết vừa qua.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên án Tử hình với Nguyễn Hữu Tình. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân gần 200 triệu đồng tiền mai táng phí.

Khi nói lời sau cùng, bị cáo bình tĩnh gửi lời xin lỗi tời gia đình nạn nhân, xin lỗi cha mẹ mình “vì chưa trả hiếu cho cha mẹ ngày nào” và đồng thời cho biết, xin được hiến tạng cho y học.

Tử tù xin hiến tạng, có được không?

Bị tuyên án Tử hình, bị cáo Nguyễn Hữu Tình xin được hiến tạng cho y học (Ảnh Trường Sơn)

Pháp luật không cấm, nhưng…

Việc hiến mô, tạng đang điều chỉnh bởi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tại Điều 5 của Luật này chỉ rõ, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Như vậy, pháp luật không cấm những người bị thi hành án Tử hình hiến tạng. Tuy nhiên, có thể áp dụng điều này trong thực tế hay không vẫn còn là một câu hỏi khó. Bởi hiện nay, tử tù sẽ được thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc theo quy định của Nghị định 82/2011/NĐ-CP.

Cụ thể, tử tù sẽ phải dùng thuốc gây mê Sodium thiopental, thuốc dùng làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp Pancuronium bromide, thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim Potassium chloride. Khi các loại thuốc độc này được đưa vào cơ thể tử tù, có thể khiến các bộ phận không đảm bảo điều kiện để hiến tạng được nữa.

Xem thêm:

Lưu ý cần biết khi muốn hiến mô, tạng

Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc diễn ra như thế nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.