Từ 2018, người ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn bị phạt tiền

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2018, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người ngồi trên xe ô tô (ở tất cả các vị trí) không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. 

Dây an toàn là một trong những bộ phận không thể thiếu của bất kỳ một chiếc ô tô nào. Dây an toàn được trang bị ở tất cả vị trí ghế ngồi trên xe ô tô và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng của người ngồi trên xe. Việc thắt dây an toàn đúng cách khi xe đang chạy là cần thiết, giúp người ngồi trên xe tránh gặp phải những nguy hiểm khi xảy ra va chạm. Theo đó, việc cài dây an toàn khi lên xe có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong với tỉ lệ lên tới 50% cho những người tham gia giao thông ngồi hàng ghế trước và tới 75% cho những người ngồi hàng ghế sau. Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ tại nạn giao thông gây chết người đã xảy ra, có rất nhiều trường hợp do nạn nhân không thắt dây an toàn, đến khi xảy ra va chạm đã bị văng ra khỏi xe, dẫn đến tử vong.

Từ 2018, người ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn bị phạt tiền

Ngồi ghế sau ô tô phải thắt dây an toàn (Ảnh minh họa)

Mặc dù đã được cảnh báo và tuyên truyền về tác dụng của dây an toàn, nhưng không phải ai cũng nhớ thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô. Đặc biệt, đối những người ngồi ở hàng ghế sau, việc thắt dây an toàn lại càng không được chú trọng.

Một nghiên cứu được công bố trước đây của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) đã chỉ ra rằng, người ngồi sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng khi không may xảy ra tai nạn. Thậm chí, có thể làm bị thương hoặc giết chết người ngồi ở ghế phía trước trong trường hợp tai nạn xảy ra. Ví dụ, khi xảy ra va chạm, nếu người ngồi phía sau không thắt dây an toàn thì theo quán tính, người ngồi sau sẽ lao mạnh về phía trước và vô tình đẩy những người ngồi phía trước va đập vào vô lăng, kính chắn gió...

Cũng theo các chuyên gia của IIHS, đai an toàn ở phía sau bảo vệ cho người ngồi trên xe chủ yếu trong trường hợp đâm trực diện. Nếu không có dây an toàn, cơ thể có thể va chạm với bề mặt cứng hoặc những người khác ngồi trên xe, dẫn đến những thương tích nghiêm trọng. Do đó, thắt dây an toàn đối với người ngồi hàng ghế phía sau ô tô cũng cần thiết và quan trọng không kém gì việc thắt dây an toàn đối với người ngồi ở hàng ghế phía trước.

Từ 2018, người ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn bị phạt tiền

Trước mức độ nguy hiểm của việc không thắt dây an toàn, đồng thời giúp hình thành thói quen thắt dây an toàn và tiến tới loại bỏ hoàn toàn tình trạng người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô không thực hiện thắt dây an toàn khi xe đang chạy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong đó có bổ sung quy định mới liên quan đến việc sử dụng dây an toàn của ô tô.

Cụ thể, Nghị định này quy định người ngồi trên xe ô tô ở tất cả các vị trí (kể cả hàng ghế trước và hàng ghế sau) đều phải thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Trước đây, Nghị định 171/2013/NĐ-CP chỉ quy định thắt dây an toàn đối với người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô.

Nếu vi phạm quy định nêu trên, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, điểm k, l khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy; Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Quy định này chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 46 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

Tại Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 2018 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự 2018) có rất nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có việc bãi bỏ 11 tội danh. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về những điểm mới, đáng chú ý của Bộ luật Hình sự 2018.