Từ 01/01/2022, càng xả nhiều rác, càng phải đóng nhiều tiền

Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Luật này đề ra nhiều quy định mới liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân mà gia đình bạn cần hết sức lưu ý.

1. Bắt đầu thu phí rác thải theo khối lượng

Một trong những quy định thu hút sự quan tâm của dư luận tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 ngay từ khi luật này chỉ còn là dự thảo, chính là quy định tính phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng rác mà hộ gia đình, cá nhân xả ra.

Nguyên văn khoản 1 Điều 79 về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:

1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:

a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;

b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;

c) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Theo quy định nêu trên, “khối lượng, “thể tích” rác thải sau khi được phân loại được coi là một yếu tố cấu thành nên giá dịch thu gom rác thải sinh hoạt mà mỗi hộ gia đình, cá nhân phải trả hằng tháng. Hiện nay, mức giá dịch vụ này đang được tính bình quân và “cào bằng”, người xả 01kg rác cũng trả phí bằng với người xả 10kg rác.

Do đó, tính phí rác thải theo khối lượng rác xả ra được cho là đảm bảo công bằng và giúp hạn chế rác thải sinh hoạt, giảm áp lực cho các hệ thống xử lý rác cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống.

Điều đáng nói, ngày 01/01/2022 tới đây là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường cũng như bắt đầu áp dụng quy định nêu trên. Tuy nhiên, khoản 7 Điều 79 của Luật này cũng chỉ rõ:

7. Quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 75 của Luật này phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Tức là, tùy từng địa phương, quy định tính phí rác thải theo kg có thể được áp dụng ở các thời điểm khác nhau, kể từ ngày 01/01/2022 và chậm nhất là ngày 31/12/2024.

cang xa nhieu rac cang phai dong nhieu tienTừ 01/01/2022, càng xả nhiều rác càng phải đóng nhiều tiền (Ảnh minh họa)


2. Không phân loại rác bị từ chối thu gom

Một lưu ý khác hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình, cá nhân là từ ngày 01/01/2022, nếu như không phân loại rác thải sinh hoạt theo đúng quy định sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển rác.

Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 trao quyền cho các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:

2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật […]

Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác không những bị từ chối thu gom, mà còn bị báo với cơ quan có thẩm quyền và bị xử lý theo quy định.

Theo khoản 1 Điều 75 của Luật này, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.

- Chất thải thực phẩm.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Theo khoản 4 Điều 20 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hành vi không phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng.


Trên đây là 02 quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 mà hộ gia đình, cá nhân cần đặc biệt lưu ý. Hy vọng rằng, với hai quy định mới này, thói quen xả nhiều rác và không phân loại rác của hàng triệu gia đình Việt sẽ được thay đổi. Nếu có thắc mắc về các quy định của Luật mới này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 .

>> Vứt rác sang nhà hàng xóm bị phạt như thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy cách ghi Số hóa đơn chuẩn theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Quy cách ghi Số hóa đơn chuẩn theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Quy cách ghi Số hóa đơn chuẩn theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Triển khai áp dụng hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC giai đoạn 1 từ tháng 11/2021. Tuy nhiên, do có nhiều Tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử trên thị trường, mỗi tổ chức có thiết kế phần mềm, giao diện và tiện ích riêng nên có những sự không đồng nhất về cách thức hiển thị thông tin của hoá đơn.