Truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự khác nhau thế nào?

Truy tố và khởi tố là các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự, tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn về hai khái niệm này. Vậy, truy tố và khởi tố khác nhau thế nào?

Truy tố là gì? Khởi tố là gì?

Truy tố và khởi tố bị can đều được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, đây là các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể giải thích thế nào là truy tố và khởi tố. Theo đó, căn cứ vào thực tễn của hoạt động tố tụng hình sự, có thể hiểu:

- Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Thẩm quyền đưa người phạm tội ra trước tòa thuộc Viện kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là giai đoạn thứ 03 trong tố tụng hình sự.

- Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc mà có dấu hiệu của tội phạm hoặc ban hành quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được người hoặc pháp nhân đã thực hiện tội phạm đó.

truy to va khoi to
Truy tố và khởi tố là các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

Truy tố và khởi tố: 6 điểm khác biệt cần lưu ý

Dưới đây là 06 điểm nổi bật giúp phân biệt truy tố và khởi tố:

STT

Tiêu chí

Truy tố

Khởi tố

1

Căn cứ pháp lý

Điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 143. 179 Bộ luật Tố tụng hình sự

2

Thẩm quyền

- Viện kiểm sát

- Cơ quan điều tra.

- Viện kiểm sát.

- Hội đồng xét xử.

- Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

3

Giai đoạn trong tố tụng hình sự

Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, được thực hiện sau khi kết thúc điều tra.

Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn này sẽ tiến hành điều tra

4

Công việc thực hiện

Đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết

Xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm không, từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

5

Thời hạn ra quyết định

- 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

- 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

- Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá:

+ 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

- Trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 02 tháng

- Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng

6

Quyết định được ban hành

Viện kiểm sát nhân dân ra một trong các quyết định

- Truy tố bị can trước Tòa án;

- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền ra một trong các quyết định:

- Khởi tố vụ án hình sự;

- Không khởi tố vụ án hình sự;

- Tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Bài viết trên đây vừa chỉ ra 6 điểm khác biệt giữa truy tố và khởi tố. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải quyết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Huyện nào sắp lên quận và tỉnh nào lên thành phố trực thuộc TW?

Huyện nào sắp lên quận và tỉnh nào lên thành phố trực thuộc TW?

Huyện nào sắp lên quận và tỉnh nào lên thành phố trực thuộc TW?

Việc quy hoạch tỉnh nào sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương và các huyện nào của Hà Nội và TP.HCM sẽ lên quận là thông tin thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân cũng như của các nhà đầu tư tại khu vực này.