Trường nào ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao kỷ lục?

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội đã công bố số liệu về chỉ tiêu, số học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2018 – 2019 trên địa bàn.

Năm 2018 là năm mà Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước chứng kiến số lượng thí sinh đăng kí dự thi vào THPT đông kỷ lục. Nguyên nhân là do năm 2003 (Quý Mùi) được nhiều người cho là năm đẹp và chọn để sinh con.

Đúng như dự đoán, tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm 2018 ở Hà Nội năm nay cao ngất ngưởng, cho thấy kỳ thi vào lớp 10 năm nay còn “căng thẳng và quyết liệt” hơn cả kỳ thi tuyển sinh Đại học.

Năm nay, toàn Hà Nội có 94.964 thí sinh đăng ký dự thi, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường THPT công lập trên địa bàn chỉ là 63.050 học sinh. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 30.000 học sinh không thể có được tấm vé vào các trường THPT công lập.

Những trường THPT ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm 2018 cao nhất bao gồm:

1. THPT Nhân Chính

Trường THPT Nhân Chính có tỷ lệ chọi "khốc liệt" nhất với 1646 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 nhưng chỉ tiêu của trường chỉ có 540 học sinh. Tỷ lệ chọi là 1/3, tức là có 3 học sinh đăng ký nguyện vọng 1 thì chỉ có 1 học sinh trúng tuyển.

2. THPT Chu Văn An

THPT Chu Văn An - ngôi trường có bề dày truyền thống của thủ đô cũng có tỷ lệ chọi rất cao. Số lượng hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là 619 nhưng trường chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh là 225 học sinh. Tỷ lệ chọi 1/2.76.

3. THPT Trương Định

THPT Trương Định có 720 chỉ tiêu vào lớp 10 năm nay nhưng có đến 1988 hồ sơ đăng kí nguyện vọng 1. Tỷ lệ chọi là 1/2.76

4. THPT Cầu Giấy

Cũng như THPT Trương Định, THPT Cầu Giấy có chỉ tiêu tuyển sinh là 720 học sinh nhưng có đến 1.975 hồ sơ đăng kí nguyện vọng 1 vào trường này. Tỷ lệ chọi là 1/2.74.

5. THPT Sơn Tây 

Với 720 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 trong khi số chỉ tiêu tuyển sinh chỉ là 270 học sinh, THPT Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) cũng là trường có tỷ lệ chọi khá cao: 1/2.66


(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định 1696/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm 2018 của Hà Nội. Theo Kế hoạch này, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của các trường THPT chuyên.

Phương thức tuyển sinh là kết hợp thi tuyển với xét tuyển, cụ thể: Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm thi (hệ số 2) + Điểm cộng thêm.

Kỳ thi tuyển vào lớp 10 của tất cả các trường THPT công lập tại Hà Nội năm nay sẽ diễn ra vào ngày 07/06/2018, buổi sáng thi môn Ngữ văn và buổi chiều thi Toán.

Năm nay, thí sinh thi vào lớp 10 vẫn được cộng điểm thi nghề theo quy định của Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT. Từ năm tới, Hà Nội sẽ tuyển sinh vào lớp 10 bằng bài thi tổ hợp, thay vì chỉ hai môn Văn và Toán như năm nay, đồng thời, thí sinh cũng không còn được cộng điểm khuyến khích.

Xem thêm:

Thi vào lớp 10 năm 2018: Cuộc đua khốc liệt của “dê vàng”

Hà Nội: Mỗi thí sinh có hai nguyện vọng vào lớp 10 công lập

Hà Nội thay đổi tuyển sinh lớp 10 thế nào trong nhiều năm qua?

Vì sao bỏ cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh lớp 10?

LuatVienam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.