Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định là một hoạt động của tố tụng hình sự, nhằm phục vụ cho công tác điều tra, làm sáng tỏ vụ án. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ trình bày rõ hơn về hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự.

1. Trưng cầu giám định là gì? Ai có quyền yêu cầu giám định?

Hiện Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không nêu rõ thế nào là trưng cầu giám định, tuy nhiên có thể hiểu trưng cầu giám định là hoạt động tố tụng hình sự. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo đó, người tiến hành tố tụng sẽ ra các quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ... theo quy định của pháp luật để nghiên cứu, kết luận về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Ngoài ra, Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ (trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội).

Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có yêu cầu. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

trung cau giam dinh
Trưng cầu giám định là một hoạt động của tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định?

Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

- Nguyên nhân tử vong;

- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

- Vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất ma tuý, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

- Mức độ ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi cần xác định một trong các vấn đề nêu trên, cơ quan tiến hành tố tụng bắt bộc phải thực hiện trưng cầu giám định.

Ngoài những trường hợp bắt buộc nêu trên, việc thực hiện trưng cầu giám định còn được thực hiện khi xét thấy cần thiết.

3. Thời hạn giám định là bao lâu?

Tại khoản 1 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời hạn giám định như sau:

1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Theo đó, với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời hạn giám định như sau:

Trường hợp giám định

Thời hạn giám định

- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

Tối đa 03 tháng

- Nguyên nhân tử vong;

- Mức độ ô nhiễm môi trường.

Tối đa 01 tháng

- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

- Vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất ma tuý, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

Tối đa 09 ngày


Trên đây là giải đáp về các vấn đề liên quan đến trưng cầu giám định. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp cu thể.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.