Pháp luật "ưu tiên" cho phụ nữ như thế nào?

Không chỉ trong xã hội mà ngay cả pháp luật cũng luôn dành những quy định thể hiện sự ưu ái với chị em phụ nữ. Nhân ngày 20/10 - ngày Phụ nữ Việt Nam, cùng LuatVietnam điểm lại những quy định này.


1. Hưởng nhiều “đặc quyền” khi làm việc

Bộ luật Lao động dành riêng một Chương X để quy định về lao động nữ với những quyền lợi riêng biệt. Cụ thể, lao động nữ sẽ được:

- Nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian hành kinh; trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút.

- Không phải làm thêm giờ, đi công tác xa và làm việc ban đêm nếu mang thai từ tháng thứ 07 trở đi hoặc từ tháng thứ 06 trở đi nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

- Không bị xử lý kỷ luật, không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian mang thai, đang nuôi con nhỏ...

Căn cứ: Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.


2. Được ưu tiên khi xét khen thưởng

Trong Quy chế thi đua - khen thưởng của nhiều ngành, nữ giới luôn được ưu tiên nhất định khi xét khen thưởng. Cụ thể như:

- Trong ngành kiểm toán: Khi có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ để xét khen thưởng; khi có nhiều tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn tập thể có tỷ lệ nữ cao nhất để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung (theo điểm d, khoản 3 Điều 3 Quyết định 1633/QĐ-KTNN).

- Trong ngành Tòa án: Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỷ lệ nữ cao hơn (theo Thông tư 01/2018/TT-TANDTC)…

Trong Luật, phái nữ được “ưu ái” như thế nào?

Trong Luật, phái nữ được ưu ái như thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Luôn được bảo vệ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng luôn đứng về phía của những người phụ nữ khi có một số quy định thể hiện rõ sự ưu ái cho phái yếu.

Cụ thể, trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu ly hôn (khoản 3 Điều 51).

Nếu ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi, thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về người vợ, trừ khi người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (khoản 3 Điều 81).


4 . Được “nương tay” khi phạm tội hình sự

Để đảm bảo tính nhân đạo, Bộ luật Hình sự 2015 cũng có những quy định riêng trong trường hợp người phạm tội là phụ nữ. Cụ thể như:

- Không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (Điều 40);

- Phụ nữ có thai là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm n khoản 1 Điều 51);

- Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi (khoản 4 Điều 36).

>> Quyền lợi của lao động nữ thay đổi thế nào từ năm 2021?
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục