Trở thành giảng viên đại học cần điều kiện gì?

Giảng viên trong các trường đại học công lập được phân làm 3 hạng. Mỗi hạng sẽ có những yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, giảng viên (hạng III) phải đáp ứng yêu cầu như có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, trình độ ngoại ngữ bậc 2…

Theo báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, trong đó, giảng viên trong các trường đại học công lập là 57.634 người và các trường đại học ngoài công lập là 15.158 người. Số lượng này cao hơn năm học 2015 - 2016 tới 4,6%.

Mặc dù số lượng giảng viên liên tục tăng song chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn là câu hỏi lớn. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn có không ít  giảng viên chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trở thành giảng viên đại học cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy để trở thành giảng viên đại học cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, giảng viên giảng dạy trong các trường đại học công lập được chia làm 3 hạng chính: Giảng viên cao cấp (hạng I); Giảng viên chính (hạng II) và giảng viên (hạng III). Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp.

Theo đó, để trở thành giảng viên, cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, cá nhân muốn trở thành giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; đồng thời có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn.

Về trình độ ngoại ngữ, cá nhân đó phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2). Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Để trở thành giảng viên cần đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, đào tạo (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài những tiêu chuẩn về đào tạo, để trở thành giảng viên, cá nhân còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, như nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo; Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm;…

Theo Thông tư trên, giảng viên là người có nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học; Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Bên cạnh đó, giảng viên còn có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên; Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập…

Trên đây là những yêu cầu, điều kiện để trở thành giảng viên. Đối với chức danh giảng viên hạng I và II, yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn. Bạn đọc có thể xem chi tiết tại Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.