Trình tự phiên tòa sơ thẩm hình sự diễn ra như thế nào?

Hiện nay Tòa án tiến hành xét xử vụ án dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử, trong đó cấp xét xử đầu tiên khi giải quyết vụ án hình sự là cấp xét xử sơ thẩm. Vậy, thế nào là xét xử sơ thẩm? Trình tự phiên tòa sơ thẩm diễn ra thế nào?

1. Thế nào là xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?

Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên do Toà án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự.

Các tài liệu, chứng cứ của vụ án đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, đặc biệt tại phiên tòa, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, đồng thời được tranh luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện.

Trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra bản án quyết định bị cáo có hay không có tội cũng như các hình phạt và các biện pháp tư pháp, quyết định tố tụng theo quy định.

Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật trong thời hạn luật định.

trình tự phiên tòa sơ thẩm hình sự
Xét xử sơ thẩm là một trong hai cấp xét xử vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

2. Trình tự phiên tòa sơ thẩm hình sự diễn ra thế nào?

2.1 Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án

Tòa án tiến hành kiểm tra và xử lý bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo, trường hợp đầy đủ hồ sơ thì tiến hành thụ lý vụ án. Trong thời hạn 30 ngày (tội phạm ít nghiêm trọng), 45 ngày (tội phạm nghiêm trọng), 02 tháng (tội phạm rất nghiêm trọng), 03 tháng (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

  • Đưa vụ án ra xét xử;
  • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
  • Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá thời gian theo quy định.

Trước khi mở phiên tòa xét xử, Tòa án phải giải quyết yêu cầu, đề nghị của:

- Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;

- Bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

- Người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.

Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết, trường hợp không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2 Bắt đầu phiên tòa xét xử

Căc cứ Điều 300, 301 Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục bắt đầu phiên tòa được thực hiện như sau:

- Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

  • Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
  • Phổ biến nội quy phiên tòa.

- Khai mạc phiên tòa:

  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.

2.3 Tranh tụng tại phiên tòa

Quá trình tranh trụng tại phiên tòa diễn ra như sau:

- Xét hỏi tại phiên tòa:

+ Trước khi tiến hành xét hỏi: Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

+ Trình tự xét hỏi: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

+ Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố: Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
  • Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
  • Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
  • Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án

+ Hỏi bị cáo, Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, Hỏi người làm chứng, Hỏi người giám định, người định giá tài sản: hỏi để làm rõ những vấn đề chưa đầy đủ hoặc còn mâu thuẫn.

+ Kết thúc việc xét hỏi: Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa: Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.

- Tranh luận tại phiên tòa:

Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Tranh luận tại phiên tòa như sau:

  • Những người tham gia tố tụng có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
  • Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện để Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
  • Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
  • Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án.

2.4 Nghị án và tuyên án

- Sau khi kết thúc tranh luận, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận về quyết định bản án, tiến hành xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến luận tội của Viện kiểm sát, lời bào chữa, ý kiến của bị cáo, người có lợi ích cần được giải quyết trong vụ án. Thành viên hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết các vấn đề của vụ án theo đa số.

- Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Trên đây là giải đáp về trình tự phiên tòa sơ thẩm hình sự. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên ngoài phải đáp ứng các quy định của pháp luật nói chung thì còn phải tuân thủ nghiêm ngặt nêu trong các văn bản, hướng dẫn của Đảng. Một trong những vấn đề nhiều Đảng viên thắc mắc là Đảng viên có được xăm hình không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.