Chính thức bỏ HĐND phường, quận tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng nay 16/11/2020, với 87.14% phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Theo đó, TP.HCM sẽ tổ chức mô hình chính quyền đô thị, không còn HĐND cấp quận, phường.

Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM như sau:

- Chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.

- Chính quyền địa phương ở quận tại TP.HCM là UBND quận.

- Chính quyền địa phương ở phường tại TP.HCM là UBND phường.

- Điều chuyển các nhiệm vụ của HĐND quận, phường cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND Thành phố, UBND quận, phường để bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.

TP. Hồ Chí Minh chính thức không còn HĐND cấp phường​​ (Ảnh minh họa)


Khi chính quyền đô thị được tổ chức, UBND quận, UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, phường.

Nghị quyết giao cho Chính phủ và HĐND, UBND TP.HCM căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành các văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện.

HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021, kể từ ngày 01/7/2021. Trường hợp chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được bổ nhiệm mới.

Ngoài ra, trong Nghị quyết này cũng quy định cho phép TP.HCM thành lập thành phố trong thành phố với mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có tổ chức HĐND.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 01/7/2021.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.