Tổng hợp điểm mới của Nghị quyết 26 về công tác cán bộ

Trước khi có Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết 26 về công tác cán bộ, thể hiện nhiều đổi mới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.

Bố trí cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải người địa phương

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2020, đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương. Đến năm 2025, cơ bản bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương và hoàn thành ở cấp huyện; đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch Ủy ban nhân dân, nếu có điều kiện.

Đây được coi như một bước đột phá trong công tác cán bộ nhằm giảm thiểu tình trạng thiên vị, cục bộ, chạy chức, chạy quyền.

Đánh giá cán bộ thông qua khảo sát, so sánh

Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ là đổi mới công tác đánh giá cán bộ.

Cụ thể, sẽ đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tổng hợp điểm mới của Nghị quyết 26 về công tác cán bộ

Tổng hợp điểm mới của Nghị quyết 26 về công tác cán bộ (Ảnh minh họa)

Lãnh đạo cấp trên phải từng trải qua vị trí chủ chốt cấp dưới

Trong công tác ứng cử, bổ nhiệm, bố trí cán bộ, tiếp tục thực hiện chủ trương bầu trực tiếp bí thư tại đại hội đảng bộ các cấp ở những nơi có điều kiện; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết thực hiện.

Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nhân sự không trúng cử cấp ủy cấp dưới thì không giới thiệu để bầu cấp ủy cấp trên.

Xây dựng từ chức, từ nhiệm phải trở thành nếp văn hóa

Nghị quyết 26 về công tác cán bộ chỉ rõ, phải xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ; hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc "có lên, có xuống", "có vào, có ra" trở thành bình thường trong công tác cán bộ.

Mở rộng thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo

Cũng theo Nghị quyết này, sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm một số chủ trương như: Mở rộng việc thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng; Giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình…

Tiến tới xóa bỏ biên chế suốt đời

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết yêu cầu nghiên cứu thực hiện cơ chế liên thông giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức nói chung, giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm và tiến tới bỏ chế độ "biên chế suốt đời".

Kiên quyết không để lọt người chạy chức, chạy quyền

Nghị quyết nhấn mạnh: Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược; đồng thời, không có “vùng cấm” trong việc xử lý những sai phạm về công tác cán bộ.

Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự sẽ được công khai và minh bạch; các thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân và phương tiện thông tin đại chúng về công tác cán bộ sẽ được xác minh và xử lý kịp thời.

Cải cách tiền lương, nhà ở để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực là cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.

Chính sách tiền lương sẽ được cải cách tiền lương phù hợp với từng nhóm đối tượng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ, năng suất lao động, hiệu quả công tác…

Chính sách nhà ở sẽ được xây dựng theo hướng: Nhà nước thống nhất ban hành cơ chế, chính sách; địa phương quy hoạch đất ở, nhà ở; cán bộ, công chức, viên chức mua và thuê mua.

Xem thêm:

Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

Sắp hết thời hưởng biên chế suốt đời

Xây dựng từ chức trở thành nếp văn hóa của cán bộ

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.