Tính lãi vay tiền như thế nào?

Vay tiền gồm vay tiền có tính lãi và không tính lãi. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, lãi khi vay tiền gồm lãi trong hạn, lãi chậm trả, lãi trên nợ gốc quá hạn. Theo quy định, mỗi loại lãi có cách tính với mức khác nhau.


Hợp đồng vay tiền

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, hợp đồng vay tiền hoặc giấy vay tiền là một dạng của hợp đồng vay tài sản, theo đó bên cho vay tiền giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả theo hợp đồng thì bên vay phải hoàn trả cho bên vay tiền gốc và trả lãi nếu có thỏa thuận.

- Lãi suất trong hợp đồng vay tiền do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác (Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của khoản tiền vay.

Tính lãi vay tiền như thế nào?

Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay quy định khá cụ thể về cách tính lãi vay tiền (Ảnh minh họa)


Cách tính lãi khi vay tiền

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, khi vay tiền có thể bao gồm các loại lãi sau: Lãi trong hạn, lãi chậm trả, lãi trên nợ gốc quá hạn.

Lãi trong hạn:

Lãi trong hạn = tiền gốc vay x lãi suất theo thỏa thuận x thời gian trong hợp đồng vay

Lãi chậm trả:

Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả (tương ứng với 0,83%/tháng).

Như vậy, lãi chậm trả được tính theo công thức sau:

Lãi chậm trả = [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0,83 x thời gian chậm trả.

Lãi trên nợ gốc quá hạn:

Theo điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, lãi quá hạn được tính theo công thức sau:

Lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.

Lưu ý: Đến thời gian trả tiền theo hợp đồng, nhưng người vay tiền xin hoãn trả tiền gốc và lãi mà được sự đồng ý của bên cho vay tiền thì thời hạn hoãn sẽ không tính lãi.

Xem thêm:

Cách cho vay tiền không lo bị “quỵt”

Người vay tiền chết, đòi nợ thế nào?

Cách đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Bảng hiệu quảng cáo -

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Và một trong những "vũ khí" bí mật, nhưng vô cùng lợi hại, góp phần tạo nên thành công đó chính là bảng hiệu quảng cáo chuyên nghiệp.

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.