Tiêm thuốc an thần cho heo xử phạt thế nào?

Chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Nghị định mới nhất của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực, một vụ việc vi phạm lớn vẫn xảy ra: Hàng ngàn con heo bị tiêm thuốc an thần đang nằm la liệt chuẩn bị giết mổ được cơ quan chức năng phát hiện tại một lò mổ lớn ở TP.HCM.

Thông tin hàng ngàn con heo bị tiêm thuốc an thần ở TP.HCM vừa qua có lẽ đang là thông tin được nhiều người quan tâm nhất.

Sự việc bắt đầu được phát hiện vào tối 28/09. Theo đó, khi tiến hành kiểm tra Cơ sở giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), lực lượng chức năng gồm: Thanh tra Bộ, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C49, Bộ Công an) và Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh, đã bắt quả tang một số nhân viên của cơ sở này đang tiêm thuốc an thần cho heo.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện nhiều vỏ lọ thuốc an thần, các chai dung dịch đã pha sẵn cùng nhiều dụng cụ để tiêm thuốc an thần cho heo. Qua kiểm tra, đoàn công tác phát hiện khoảng 4000 con heo đã được tiêm thuốc an thần đang nằm la liệt tại các dãy chuồng để chuẩn bị giết mổ

Tình trạng tiêm thuốc an thần cho heo trước khi tiến hành giết mổ diễn ra khá phổ biến tại các lò mổ trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các lò mổ trái phép. Theo các chuyên gia, việc tiêm thuốc an thần giúp cho thịt heo tươi lâu, mềm, dẻo, bắt mắt. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng. Người sử dụng thịt heo chứa thuốc an thần có nguy cơ bị hạ huyết áp, suy hô hấp, không tập trung, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, đần độn thậm chí là mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, gan, thận hay ung thư…

Các lò mổ thường sử dụng một số loại thuốc an thần như Combistress, Prozil... Đây đều là những loại thuốc bị cấm sử dụng cho động vật trước khi giết mổ. Heo bị tiêm thuốc này thường nằm li bì, không có phản ứng trước tác động bên ngoài.

Heo bị tiêm thuốc an thần nằm la liệt trong chuồng
Trước những tác hại mà việc sử dụng thịt heo có chứa thuốc an thần mang đến cho sức khỏe con người, ngày 31/07/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP, trong đó có nêu mức xử phạt đối với hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật.

Cụ thể, Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có quy định rất rõ về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y. Trong đó, với hành vi vận chuyển, lưu trữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 - 35 triệu đồng (khoản 10 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP). Đối với hành vi đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ, Nghị định quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng; Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y,  mức phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng....

Ngoài bị phạt tiền, cơ sở vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động từ 03 -  06 tháng và buộc phải khắc phục hậu quả. Cụ thể, buộc tạm dừng giết mổ động vật bị sử dụng thuốc an thần trước khi giết mổ cho đến khi có kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; Buộc tiêu hủy sản phẩm động vật có dư lượng thuốc an thần vượt quá giới hạn do Bộ Y tế quy định.

Nghị định 90/2017/NĐ-CP đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, và chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Nghị định này có hiệu lực, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra với quy mô lớn, gây bức xúc không nhỏ cho người dân. Bởi vậy, một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với các cơ quan chức năng là cần sớm việc phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật và chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y đến mọi cơ sở kinh doanh và người chăn nuôi.

Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.