Thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN?

Dịp Tết Nguyên đán, người lao động thường được thưởng Tết, được nhận tháng lương thứ 13. Vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)?

Thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN?

Tiền thưởng Tết là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Còn lương tháng 13 là tiền thưởng cuối năm do các doanh nghiệp tự quy định trong quy chế thưởng, hợp đồng lao động hoặc theo kết quả sản xuất kinh doanh…

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007sửa đổi, bổ sung 2012, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế TNCN.

Như vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 là thu nhập phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.

Thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN?
Thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN? (Ảnh minh họa)

Cách tính thuế TNCN cho thưởng Tết, lương tháng 13

Công thức tính thuế TNCN:

(1) Thu nhập chịu thuế

=

Tổng thu nhập

-

Các khoản miễn thuế

(2) Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Các khoản giảm trừ

(3) Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

Các bước tính thuế TNCN:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (1)

Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo công thức (3)

Thuế suất tính thuế TNCN tính theo bậc thu nhập, mỗi bậc có một mức thuế suất tương ứng (được quy định rõ tại khoản 2 Điều 7 và Phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng

5%

 triệu đồng + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 05 đến 10 triệu đồng

10%

0,25  triệu đồng + 10% TNTT trên 5  triệu đồng

10% TNTT - 0,25  triệu đồng

3

Trên 10 đến 18 triệu đồng

15%

0,75  triệu đồng + 15% TNTT trên 10  triệu đồng

15% TNTT - 0,75  triệu đồng

4

Trên 18 đến 32 triệu đồng

20%

1,95  triệu đồng + 20% TNTT trên 18  triệu đồng

20% TNTT - 1,65 triệu đồng

5

Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng

25%

4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng

25% TNTT - 3,25 triệu đồng

6

Trên 52 đến 80 triệu đồng

30%

9,75  triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng

30 % TNTT - 5,85  triệu đồng

7

Trên 80 triệu đồng

35%

18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng

35% TNTT - 9,85 triệu đồng

Cũng theo khoản 3 Điều 7 Nghị định này, để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN.

Ví dụ: Lương tháng 01/2019 của anh A là 20 triệu đồng, thưởng Tết của công ty là 20 triệu đồng; tổng thu nhập là 40 triệu đồng.

Khoản thu nhập được miễn thuế: Tiền ăn 730.000 đồng/người/tháng.

Xác định các khoản được giảm trừ (Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC):

- Giảm trừ gia cảnh

+ Bản thân anh A là 09 triệu/tháng (không phải đăng ký),

+ 01 người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng (người phụ thuộc phải đăng ký).

- Các khoản bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm thất nghiệp

Tổng

20.000.000 x 8%

20.000.000 x 1.5%

20.000.000 x 1%

2.1 triệu đồng

Tổng các khoản giảm trừ của anh A là: 14.7 triệu đồng.

Như vậy, thu nhập chịu thuế của anh A là 24.57 triệu đồng (40 triệu - (14.7 triệu đồng tiền giảm trừ + 730.000 đồng tiền miễn thuế). Với thu nhập trên, so với bảng thuế suất thuộc bậc 4. Áp dụng tính thuế TNCN theo cách 2, số thuế TNCN của anh A: 20% x 24.570.000 - 1.650.000 = 3.264.000 đồng.

Công cụ tính thuế TNCN

LuatVietnam đã có hệ thống tính thuế TNCN online đối với tiền lương, tiền công của người lao động chỉ trong vòng vài giây với những thao tác đơn giản, dễ sử dụng.


Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2023 từ tiền lương

Bước 1: Truy cập hệ thống tính thuế TNCN tại đây

Bước 2: Điền tổng thu nhập trong tháng

Lưu ý: Thu nhập trong tháng gồm tiền lương, tiền công, thưởng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc gồm bảo hiểm xã hội (8%), bảo hiểm y tế (1,5%), bảo hiểm thất nghiệp 1%).

Bước 3: Điền số người phụ thuộc (nếu có)

Cuối cùng, hệ thống sẽ cho kết quả về số tiền thuế TNCN bạn phải nộp mỗi tháng, trong đó giải thích rõ các bậc thuế và thuế suất tương ứng.

Trên đây là thông tin về: Thưởng Tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.