Thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà: Dùng sao cho đúng?

Hiện nay, các bệnh nhân mắc Covid-19 (F0) triệu chứng nhẹ, có khả năng tự chăm sóc phần lớn đều tự điều trị, cách ly tại nhà. Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.

1. Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà

Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 của Bộ Y tế, hiện nay có 04 nhóm thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà.

Các nhóm thuốc này được sử dụng như sau:

1.1. Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol

- Cho người lớn: Viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

Sốt > 38,50C hoặc đau đầu, đau người nhiều: Uống mỗi lần 01 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 04 - 06 giờ, ngày không quá 04 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

- Cho trẻ em: Gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

Trẻ sốt > 38,50C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 04 - 06 giờ, ngày không quá 04 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 02 lần không đỡ, yêu cầu người mắc Covid-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để được xử trí.

(theo hướng dẫn tại Quyết định 261)

1.2. Thuốc kháng vi rút

- Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên):

+ Dùng cho Người bệnh Covid-19 mức độ nhẹ có yếu tố nguy cơ và mức độ trung bình.

+ Chống chỉ định cho Phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kế hoạch có thai; Phụ nữ cho con bú; Người dưới 18 tuổi; Người suy gan nặng, suy thận nặng

+ Liều dùng: Ngày đầu uống 1600mg/lần x 02 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 02 lần/ngày

+ Thời gian điều trị: 05 - 07 ngày

(Căn cứ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế)

- Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên):

Chỉ định, chống chỉ định, liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt

Thuốc kháng vi rút nên dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 05 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vắc xin, có bệnh nền không ổn định…

(Căn cứ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định 250/QĐ-BYT)​

1.3. Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống

Thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn và chỉ kê đơn điều trị trong 01 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn thuốc Dexamethason 0,5 mg (viên nén) hoặc Methylprednisolon 16 mg (viên nén) (theo Hướng dẫn tại Quyết định 261).

Về cách dùng, theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định 250/QĐ-BYT:​

- Người nhiễm không triệu chứng, mức độ nhẹ: Chưa dùng

- Người nhiễm mức độ trung bình

+ Dexamethason 6mg/24giờ x 07 - 10 ngày (đường tiêm hoặc đường uống);

+ Hoặc methylprednisolon 16mg: uống 01 viên x 02 lần/ngày x 07 - 10 ngày.

- Người nhiễm mức độ nặng

+ Dexamethason 6-12 mg/ngày tiêm tĩnh mạch x 05 ngày, sau đó giảm/liều trong 5 ngày.

+ Hoặc methylprednisolon 01 - 02 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch x 05 ngày, sau đó giảm/liều trong 5 ngày.

- Người nhiễm mức độ nguy kịch

+ Dexamethason 12 - 20 mg/ngày tiêm tĩnh mạch x 05 ngày, sau đó giảm /liều trong 05 ngày).

+ Hoặc methylprednisolon 02 - 03 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch x 05 ngày, sau đó giảm/liều trong 05 ngày.

1.4. Thuốc chống đông máu đường uống

Theo Hướng dẫn tại Quyết định 261, thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn và chỉ kê đơn điều trị trong 01 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-1.

Lựa chọn một thuốc Rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc Apixaban 2,5 mg (viên)

Lưu ý: Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh Covid-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong 01 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19.

thuoc dieu tri covid-19 cho f0 tai nha


2. Trong nước đã được sản xuất 3 loại thuốc chứa Molnupiravir

Ngày 17/02/2022, tại Quyết định số 69/QĐ-QLD Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho 03 loại thuốc chứa Molnupiravir được sản xuất trong nước, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 là:

- Molravir 400: Hàm lượng Molnupiravir 400mg, dạng viên nang cứng, tuổi thọ 06 tháng, do Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất;

- Movinavir: Hàm lượng 200mg Molnupiravir, dạng viên nang cứng, tuổi thọ 06 tháng, do Công ty cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar sản xuất;

- Molnuporavir Stella 400: Hàm lượng 400mg Molnupiravir, dạng viên nang cứng, tuổi thọ 08 tháng, do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1 sản xuất.

Việc cấp phép cho các loại thuốc này có hiệu lực 03 năm từ ngày ký ban hành quyết định.

Theo Quyết định 69 của Bộ Y tế, 03 loại thuốc trên được chỉ định điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Về liều dùng, người trưởng thành uống 800mg Molnupiravir mỗi 12 giờ trong 05 ngày.

Giới hạn sử dụng: Không được sử dụng molnupiravir quá 05 ngày liên tiếp; không sử dụng Molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm; không sử dụng để điều trị khởi đầu cho bệnh nhân cần nhập viện do Covid-19 do chưa ghi nhận lợi ích của Molnupiravir khi khởi đầu sử dụng ở đối tượng này.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 04 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo F0 là phụ nữ nuôi con nhỏ cho con bú trong thời gian điều trị và trong 04 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Trên đây là tổng hợp các quy định hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> F0 đang điều trị tại nhà: Thông tin nhất định cần phải biết
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Ngày 18/02: Lần đầu số mắc Covid-19 mới ở nước ta lên đến 42.439 ca

Ngày 18/02: Lần đầu số mắc Covid-19 mới ở nước ta lên đến 42.439 ca

Ngày 18/02: Lần đầu số mắc Covid-19 mới ở nước ta lên đến 42.439 ca

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 18/2 của Bộ Y tế cho biết cả nước có đến 42.439 ca mắc Covid-19. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua, số mắc mới trong 1 ngày ở nước ta cao như vậy. Hà Nội lần đầu lên đến gần 4.600 ca/ngày. Trong ngày có hơn 6.000 ca khỏi.