Thuê 1 người giúp việc, 10 điều cần phải biết

(LuatVietnam) Giúp việc gia đình là một đối tượng lao động khá đặc thù, Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành riêng một mục để quy định về đối tượng này. Dưới đây là những điều cần biết khi thuê giúp việc gia đình.

1 - Phải ký hợp đồng bằng văn bản

Dù thời hạn làm việc là bao lâu, người thuê vẫn phải ký hợp đồng bằng văn bản với người giúp việc gia đình; thời hạn hợp đồng do 02 bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cần ghi rõ về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời gian làm việc hằng ngày, chỗ ở.

2 - Cấm giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc

Một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với người thuê giúp việc là giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc.

3 -  Thuê giúp việc phải báo UBND phường/xã

Trong 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người thuê phải thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình. Trong 10 ngày, kể từ ngày kết thúc hợp đồng, người thuê cũng phải thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

4 - Thử việc không quá 06 ngày

Người thuê và người giúp việc có thể thỏa thuận về việc làm thử. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.

5 - Người giúp việc phải cung cấp thông tin về hoàn cảnh gia đình 

Người giúp việc phải cung cấp số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết cho người thuê.

Thuê 1 người giúp việc, 10 điều cần phải biết
Những điều cần biết khi thuê giúp việc gia đình (Ảnh minh họa)

6 - Mỗi tuần, người giúp việc được nghỉ 1 ngày

Mỗi tuần, người giúp việc được nghỉ ít nhất 01 ngày. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người thuê phải bảo đảm cho người giúp việc được nghỉ bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

7 - Trả tiền bảo hiểm cùng kỳ trả lương

Người thuê phải trả cho người giúp việc khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định để người lao động tự lo bảo hiểm.

8 - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người giúp việc

Hằng năm, người thuê phải bố trí để người giúp việc gia đình đi khám sức khỏe định kỳ, chi phí khám sức khỏe do người thuê trả, trừ trường hợp 02 bên có thỏa thuận khác (Theo Nghị định 27/2014/NĐ-CP).

9 - Người giúp việc làm hỏng đồ, được khấu trừ tối đa 30% lương

Khi người giúp việc làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người thuê, người thuê chỉ được khấu trừ tối đa 30% tiền lương tháng đối với người giúp việc không sống tại gia đình người thuê; tối đa 60% tiền lương tháng còn lại, sau khi trừ chi phí ăn, ở hàng tháng đối với người giúp việc sống tại gia đình.

10 - Người giúp việc thôi việc phải báo trước 15 ngày

Bên thuê và giúp việc gia đình đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày. Khi người giúp việc gia đình thôi việc về quê, người thuê phải trả tiền tàu xe đi đường; nếu người giúp việc tự ý chấm dứt hợp đồng và không báo trước 15 ngày, người thuê không có nghĩa vụ này.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Bộ luật Lao động 2012 quy định, người lao động làm việc tại 01 doanh nghiệp từ đủ 01 năm trở lên thì được nghỉ phép 12 ngày/năm. Đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng, tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nghỉ hết 12 ngày phép trong năm làm việc.