Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019

Để có thể vay vốn mua nhà ở xã hội (NƠXH), người vay cần biết được quá trình thực hiện vay vốn tại ngân hàng chính sách (NHCSXH). Dưới đây là hồ sơ, thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019.

Hồ sơ vay vốn ngân hàng

Theo Điều 8 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV, hồ sơ vay vốn mua NƠXH tại NHCSXH, người vay chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/NƠXH;

- Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở;

- Giấy chứng minh về điều kiện thu nhập;

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú;

Trường hợp người vay vốn không có hộ khẩu thường trú theo quy định thì phải có:

+ Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn;

+ Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn;

+ Giấy xác nhận về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm cấp tỉnh nơi người đó đăng ký mua NƠXH.

Ngoài các giấy tờ trên, người vay cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Bản sao có chứng thực Hợp đồng mua bán NƠXH theo Mẫu số 09, hoặc Hợp đồng thuê mua NƠXH theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua NƠXH theo Hợp đồng đã ký;

+ Biên bản bàn giao nhà ở giữa người vay vốn để thuê mua NƠXH với chủ đầu tư.

Xem thêmĐối tượng, điều kiện, hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất

Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019

Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019 (Ảnh minh họa)

 

Thực hiện thủ tục vay vốn mua NƠXH

Theo Điều 9 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV, thủ tục vay vốn mua NƠXH được thực hiện qua những bước sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ cho Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Họp bình xét công khai;

- Lập danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH theo mẫu số 03a/NƠXH kèm hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Tổ tiết kiệm gửi hồ sơ cho UBND cấp xã

Tập hợp hồ sơ của các Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn xã trình Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận.

Bước 3: Gửi NHCSXH nơi cho vay

- Sau khi xác nhận, UBND cấp xã gửi hồ sơ NHCSXH.

- NHCSXH thông báo cho người vay đến làm thủ tục vay vốn.

- Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định và trình báo cáo thẩm định.

- NHCSXH nơi cho vay thông báo kết quả phê duyệt cho vay.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng

- NHCSXH, người vay vốn và chủ đầu tư ký Hợp đồng ba bên theo mẫu số 14/NƠXH, lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05/NƠXH, Hợp đồng thế chấp tài sản theo mẫu số 12/NƠXH và thực hiện giao dịch bảo đảm theo quy định.

- Khi ký Hợp đồng, người vay vốn phải xuất trình bản gốc:

+ Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua NƠXH;

+ Hợp đồng mua bán NƠXH hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm để đối chiếu.

Bước 5: Mở tài khoản tiền gửi

- Người vay vốn mở tài khoản tiền gửi để gửi tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định;

- Thực hiện gửi ngay từ tháng ký hợp đồng tín dụng.

Bước 6: Giải ngân

Xem thêm:

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

4 thông tin quan trọng với người mua nhà ở xã hội năm 2019

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Pháp luật hiện nay đã có rất nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo và khoan dung đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội. Một trong số đó là quy định Thẩm phán khi xét xử người dưới 18 tuổi không mặc áo choàng. Vậy vì sao lại có quy định như vậy?