Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự: Điều kiện và thời hạn áp dụng thế nào?

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là gì? Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự ra sao? Là những vấn đề sẽ được LuatVietnam giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là gì?

Thủ tục rút gọn là một thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự, do đó điều kiện, thời hạn áp dụng cũng được quy định khác so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, thủ tục rút gọn có sự rút ngắn về thời gian, cách thức giải quyết vụ án hình sự do đó việc giải quyết vụ án sẽ không mất nhiều thời gian như với thủ tục thông thường, góp phần hạn chế tình trạng đọng án.

Việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Hiện nay thủ tục rút gọn được quy định tại Chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Theo Điều 455 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thủ rút gọn được áp dụng trong các giai đoạn tố tụng: Điều tra, truy tố và xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

thu tuc rut gon trong to tung hinh su
Thủ tục rút gọn là một thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự ra sao?

Không phải mọi vụ án hình sự đều có thể áp dụng thủ tục rút gọn, theo đó Điều 455 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định rõ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:

- Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm:

+ Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

+ Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

+ Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

- Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:

+ Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

+ Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện nêu trên  và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

3. Áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình xét xử vụ án thế nào?

3.1 Giai đoạn tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử

- Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

- Thời hạn tạm giam:

  • Giai đoạn điều tra: Không quá 20 ngày;
  • Giai đoạn truy tố: Không quá 05 ngày;
  • Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Không quá 17 ngày;
  • Giai đoạn xét xử phúc thẩm: Không quá 22 ngày.

3.2 Truy tố

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:

- Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố;

- Không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án;

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

- Tạm đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ vụ án.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án.

3.3 Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

- Đưa vụ án ra xét xử;

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

- Tạm đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ vụ án.

Theo đó, trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

3.4 Phiên tòa xét xử sơ thẩm

- Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

- Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.

- Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung nhưng không tiến hành nghị án.

3.5 Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Việc nhận và thụ lý hồ sơ vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo thủ tục chung. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

3.6 Phiên tòa xét xử phúc thẩm

- Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

- Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo thủ tục chung nhưng không tiến hành nghị án.

Trên đây là giải đáp về Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, với sự phát triển kinh tế của mình, Nhơn Trạch cũng thu hút hàng ngàn lao động mỗi năm. Sau đây là những thông tin mà người lao động không nên bỏ qua nếu có nhu cầu nhận bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Nhơn Trạch.