Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Để làm hộ chiếu phổ thông, công dân có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ theo quy định nộp đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. Lệ phí làm hộ chiếu là 200.000 đồng.

Hộ chiếu là một loại giấy tờ quan trọng được cấp cho công dân Việt Nam, có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh. Hộ chiếu có thể dùng thay thế chứng minh nhân dân.

Hộ chiếu Việt Nam hiện có 03 loại: Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu phổ thông. Trong đó, hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu thông dụng. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam.

thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu Việt Nam có 3 loại: Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu ngoại giao và Hộ chiếu phổ thông

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông cần những gì? Đến đâu để làm hộ chiếu?

Theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP), công dân có nhu cầu làm hộ chiếu nộp trực tiếp một bộ hồ sơ đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo quy đinh. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai. Nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 09 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai vào tờ khai của mình; Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi. Khi nộp hồ sơ, công dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân còn giá trị để đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trong trường hợp không trực tiếp đến nộp hồ sơ, có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú; Bản chụp giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân còn giá trị.

thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như thế nào? (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu còn bao gồm 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm.

Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả: Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú; Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Lệ phí cấp mới hộ chiếu: 200.000 đồng (Thông tư 219/2016/TT-BTC)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Nghị định số 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Giá. Doanh nghiệp cần lưu ý 05 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được đề cập trong bài viết dưới đây.

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Những ngày qua, mạng xã hội facebook xuất hiện 1 đoạn video clip về sự việc một chiến sĩ CSGT nói bằng lái xe quốc tế theo Công ước Viên “vô giá trị tại Việt Nam”. Vậy căn cứ theo pháp luật Việt Nam, giấy phép lái xe quốc tế (gọi tắt là IDP) có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?