Thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh. (Ảnh minh họa)
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập, bao gồm các bước dưới đây:
1. Xác định các đối tượng góp vốn
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các trường hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới nhất 2014.
2. Định giá tài sản góp vốn
Điều 137 Luật Doanh nghiệp nêu rõ, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam. Nếu là ngoại tệ, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Theo đó, tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Thực hiện việc góp vốn
Theo Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2014, các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ vốn và đúng hạn số vốn như đã cam kết trước đó.
Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
4. Nhận Giấy chứng nhận góp vốn
Thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp sau khi góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết.
Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung như: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ của công ty; Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp...
Xem thêm:
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh
Quy trình thành lập công ty hợp danh
So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần