Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Theo hướng dẫn tại Thông tư mới, thủ tục khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi. Người lao động phải chuẩn bị hồ sơ với nhiều loại giấy tờ hơn so với quy định trước đó.

Theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, kể từ ngày 01/03/2018, khi thực hiện thủ tục khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra, người lao động phải thực hiện theo quy định mới. Theo đó, đối với hồ sơ khám giám định lần đầu, người lao động phải bổ sung thêm nhiều loại giấy tờ hơn so với quy định trước đây.

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới? (Ảnh minh họa: Internet)

1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56, hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động không còn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

- Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

- Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có một trong ba loại giấy tờ vừa nêu thì phải có Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh, đóng giáp lai.

Đối chiếu với quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BYT, hồ sơ giám định lần đầu do tai nạn lao động năm 2018 có nhiều hơn 03 loại giấy tờ. Trước đây, tại Thông tư 14, Bộ Y tế chỉ quy định hồ sơ gồm: Giấy giới thiệu của doanh nghiệp; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sơ y tế cấp.

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Hồ sơ khám giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 sẽ có nhiều loại giấy tờ hơn (Ảnh minh họa: Internet)

2. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp năm 2018 cũng có nhiều thay đổi so với quy định cũ.

Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, từ ngày 01/03/2018, người lao động khám giám định mức độ suy giảm khả năng lao động lần đầu do bệnh nghề nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm 04 loại giấy tờ thay vì chỉ có 02 loại giấy tờ như trước. Cụ thể:

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp đối với trường hợp người giám định thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp.

- Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có một trong ba loại giấy tờ vừa nêu thì phải có Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh, đóng giáp lai.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.