Bên cạnh việc đăng ký giảm trừ gia cảnh cũng có không ít người quan tâm đến việc cắt giảm trừ gia cảnh 2018. Trường hợp có sự thay đổi về người phụ thuộc muốn cắt giảm thì thủ tục thực hiện như thế nào?
Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh 2018 (Ảnh minh họa)
Thủ tục hủy, cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh trước đó được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 của Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Theo đó, thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1:Người nộp thuế thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế:
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST để thay đổi thông tin cho người phụ thuộc.
Các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu số 08-MST
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi);
- Bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Trường hợp 2: Người nộp thuế thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập:
Hồ sơ gồm:
- Cá nhân gửi bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập.
- Cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐK-TH-TCT.
Trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.
Xem thêm:
Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết trong năm 2018
Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân 2018
Thu nhập 5 triệu/tháng phải đóng thuế TNCN 2018?
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân khi bán đất 2018
LuatVietnam