Thủ tục cấp Sổ đỏ năm 2019

Quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) là tài sản lớn của mỗi hộ gia đình, cá nhân. Với hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp Sổ đỏ khi có yêu cầu cấp sổ thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục cấp Sổ đỏ như sau:
Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thủ tục cấp Sổ đỏ được thực hiện qua các bước sau:


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người đang sử dụng đất nếu có nhu cầu cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị Hồ sơ với đầy đủ giấy tờ theo 02 trường hợp: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Để chuẩn bị được đầy đủ Hồ sơ cấp Sổ đỏ hãy thực hiện theo hướng dẫn tại đây.

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định UBND cấp tỉnh).

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý


Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đủ

- Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận;

- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;

Trường hợp 2: Nếu hồ sơ thiếu

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

Thủ tục cấp Sổ đỏ

Thủ tục cấp Sổ đỏ (Ảnh minh họa)
 

Xử lý yêu cầu cấp Sổ

Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã

- Thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).

- Thực hiện kiểm tra và xác nhận về thửa đất theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký;

+ Xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất;

+ Xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định;

+ Xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng;

+ Xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra, xác nhận về thửa đất tại 02 nơi trong thời hạn 15 ngày:

+ Tại trụ sở UBND cấp xã;

+ Tại khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.

- Xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai

Xác nhận thông tin về thửa đất:

- Gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận về thửa đất và tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký và xác nhận các thông tin khác về thửa đất.

- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ xác nhận về hiện trạng thửa đất.

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ vào đơn đăng ký;

Gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế:

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu tiền cho người có yêu cầu cấp sổ và người nhận được thông báo có nghĩa vụ nộp tiền và chứng từ (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp phải nộp tiền).

Chuẩn bị hồ sơ và chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Khi nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ và trình UBND cấp huyện ký cấp Sổ đỏ.

- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Cập nhật thông tin về việc cấp Sổ đỏ:

Khi nhận được Sổ đỏ đã được cấp, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành:

- Cập nhật bổ sung việc cấp Sổ đỏ vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Xác nhận vào bản chính giấy tờ việc đã cấp Sổ đỏ theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

- Văn phòng đăng ký đất đai trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời gian giải quyết: Thủ tục cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày (khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ: Gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Sổ đỏ. Xem tại đây.

Lưu ý: Người không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ có thể phải nộp tiền sử dụng đất. Xem mức tiền sử dụng đất phải nộp tại đây.

Trên đây là thủ tục cấp Sổ đỏ theo quy định mới nhất; người có yêu cầu cấp Sổ đỏ cần chú ý 03 nội dung sau: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, chú ý thời hạn trong phiếu tiếp nhận hồ sơ; nộp tiền (nếu thuộc trường hợp phải nộp tiền).

Xem thêm:

Điều kiện được cấp sổ đỏ năm 2019

Hồ sơ cấp Sổ đỏ năm 2019

Các loại chi phí khi sang tên Sổ đỏ 2019

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Với ý nghĩa là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình, tiền lương của người lao động luôn được pháp luật bảo vệ trước khả năng xâm hại của các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lao động sẽ bị khấu trừ tiền lương.

Năm 2019, thí sinh trượt đại học có thêm nhiều lựa chọn mới

Năm 2019, thí sinh trượt đại học có thêm nhiều lựa chọn mới

Năm 2019, thí sinh trượt đại học có thêm nhiều lựa chọn mới

Trước đây, trượt đại học là một chuyện vô cùng lớn, ảnh hưởng tới thanh danh của gia đình và hơn hết là tương lai nghề nghiệp của bản thân sĩ tử. Tuy nhiên, từ 15/3/2019, khi cánh cửa đại học khép lại, các sĩ tử sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho mình ngành và nghề phù hợp.