Thu giữ hàng trăm chai rượu lậu đang tuồn ra thị trường

347 chai rượu Chivas và Macalan do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ hợp lệ đang trên đường đi tiêu thụ đã bị lực lượng chức năng Thanh Hóa thu giữ…

 

 

Tình trạng buôn lậu rượu đang diễn ra vô cùng phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhất là trong những tháng cuối năm. Mới đây, vào sáng 18/10, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Quảng Thịnh, TP. Thanh Hóa, lực lượng CSGT Quảng Xương (Thanh Hóa) đã phát hiện và bắt giữ một chiếc xe ô tô tải biển số Quảng Trị chở 347 chai rượu mang nhãn mác nước ngoài gồm Chivas và Macalan không có giấy tờ hợp lệ. Được biết số rượu này đang trên đường vận chuyển ra miền Bắc để tiêu thụ.

Trước đó vào tháng 07/2017, CSGT Thừa Thiên Huế cũng đã phát hiện và bắt giữ một xe ô tô biển Quảng Trị khác khi đang vận chuyển 234 chai rượu nhãn hiệu BOLS không có hóa đơn, giấy tờ hợp pháp.

 


Số rượu lậu bị phát hiện
Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định: Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật… được coi là “hàng hóa nhập lậu”. Trong khi đó, Điều 6 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP cũng quy định hàng hóa nhập khẩu được coi là hàng hóa nhập lậu khi đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định.

Cá nhân, tổ chức có hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu thi tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Về hướng xử lý hành chính, khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP chỉ rõ: Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Theo đó, tùy thuộc vào giá trị hàng hóa nhập lậu, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 50 triệu đồng (khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

Mức phạt hành chính trên cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau: Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu. Ngoài bị phạt tiền, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả.

Đối tượng có hành vi buôn lậu rượu còn có thể bị xem xét xử lý hình sự theo Điều 153 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về Tội buôn lậu với khung hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 03 - 30 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Về hướng xử lý đối với số lượng rượu nhập lậu, trong trường hợp 347 chai rượu nêu trên được giám định và phát hiện có tối thiểu một sản phẩm có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp thì sẽ bị tiêu hủy. Nếu không thuộc trường hợp này, 347 chai rượu nhập lậu sẽ được bán đấu giá theo quy định hiện hành (Điều 5, Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC).

Để tìm hiểu thêm các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường

Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu

 

 

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Chỉ cần nói tên thuốc hay kể một vài triệu chứng bệnh, người bán thuốc ngay lập tức bán thuốc cho bệnh nhân mà không cần căn cứ vào đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc, Bộ Y tế mới đây đã ban hành nhiều văn bản quan trọng…