Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản thừa kế là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Vậy, có quy định nào về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế?
Thời hiệu thừa kế
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu thừa kế như sau:
* Thời hiệu yêu cầu chia di sản:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
* Thời hiệu yêu cầu xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
* Thời hiệu yêu cầu liên quan đến di sản thừa kế
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, các chủ nợ, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Tham khảo thêm thời điểm mở thừa kế tại đây.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế tối đa là 30 năm (Ảnh minh họa)
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế cần lưu ý thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Có sự kiện bất khả kháng làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, để được coi là sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Là sự kiện xảy ra một cách khách quan;
+ Không thể lường trước được;
+ Không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Có trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Theo đó, trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Để được coi là có trở ngại khách quan phải đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Trở ngại phải là khách quan đối với chủ thể bị tác động bởi trở ngại đó;
+ Không thể biết được quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Việc xác định khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện sẽ dẫn đến thời hạn từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm hết thời hạn khởi kiện có thể dài hơn 10 năm (đối với di sản là động sản), dài hơn 30 năm (đối với di sản là bất động sản).
Xem thêm:
Hướng dẫn thủ tục thừa kế nhà đất 2018
Trẻ sơ sinh có quyền hưởng thừa kế không?
3 lưu ý khi từ chối nhận di sản thừa kế
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại 2021 mới nhất (28/10/2020 08:00)
- 2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất (11/08/2020 09:06)
- Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào? (15/07/2020 10:00)
- Phân biệt nhận thừa kế và nhận tặng cho tài sản chi tiết nhất (01/07/2020 10:00)
- Có di chúc có được chia thừa kế theo pháp luật không? (22/06/2020 15:30)
- Tại sao lại ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc? (17/06/2020 15:30)
- Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất (11/06/2020 15:30)
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất (05/06/2020 15:56)
- Video: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng tư vấn chủ đề 'Thừa kế' (02/06/2020 10:30)
- Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế? (28/05/2020 15:30)
- "Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên (14/04/2021 19:30)
- Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con? (14/04/2021 16:00)
- Mẫu Hợp đồng mua bán nhà 2021 chi tiết nhất (14/04/2021 15:14)
- Những điều thí sinh cần chuẩn bị trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (14/04/2021 14:00)
- Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật (14/04/2021 10:00)
- Thẻ bảo hiểm y tế: 9 quy định cần biết khi sử dụng (14/04/2021 09:00)
- Thủ khoa ở Hòa Bình, Sơn La có bị rà soát lại điểm thi? (10/08/2018 10:41)
- 3 trường hợp Luật không cho phép viết tắt (09/08/2018 17:02)
- Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào? (09/08/2018 16:38)
- Video: Những quy định tổ chức đám cưới các cặp đôi cần biết (09/08/2018 11:15)
- Đường vào ĐH vẫn thênh thang vì loạt trường tuyển bổ sung (09/08/2018 09:26)