Thí sinh tự do thi lại đại học 2020 như thế nào?

Điều mà nhiều thí sinh tự do đang thắc mắc là muốn trúng tuyển vào các trường đại học thì phải làm thế nào? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết về thí sinh tự do thi lại đại học 2020 dưới đây.


Thí sinh tự do chưa đỗ tốt nghiệp THPT 

Đối với thí sinh tự do chưa đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) phải đăng ký dự thi tốt nghiệp sau đó mới sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học hoặc đăng ký dự thi theo kỳ thi do từng trường tổ chức.

* Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Theo điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, hồ sơ đăng ký dự thi đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa đỗ tốt nghiệp ở những năm trước gồm:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau.

- Bản chính hoặc bản sao học bạ THPT hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp.

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có), bản sao sổ hộ khẩu để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

- 02 ảnh cỡ 4 x 6 cm.

- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực.

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

* Nơi nộp hồ sơ

Theo điểm b khoản 1 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thí sinh tự do cần theo dõi thông tin trên trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố nơi mình thường trú để biết nơi nộp hồ sơ.

Thí sinh tự do thi lại đại học 2020 như thế nào? (Ảnh minh họa)

Thí sinh tự do đã đỗ tốt nghiệp THPT 

Với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT từ những năm trước thì chủ động đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh do trường đại học tự tổ chức hoặc sử dụng kết quả thi, học bạ để tham gia xét tuyển. Các hình thức tuyển sinh đại học phổ biến, gồm:

- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Xét kết quả học bạ THPT.

- Tham gia kiểm tra đánh giá năng lực.

- Sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

- Các phương thức xét khác như phỏng vấn.

- Phối hợp một số phương thức trên.

Trên đây là quy định về thí sinh tự do thi lại đại học 2020. Phương thức tuyển sinh đại học năm 2020 do các trường đại học tự quyết định nên thí sinh phải chủ động theo dõi trên trang web của các trường mà mình muốn dự tuyển. Để biết các quy định về kỳ thi 2020 quý phụ huynh và các sĩ tử hãy xem tại đây.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.