Thẻ tín dụng: Tất cả những điều cần biết trước khi sử dụng

Thẻ tín dụng là một trong những hình thức thanh toán thay thế cho việc thanh toán trực tiếp được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên để sử dụng linh hoạt và đúng cách, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về thẻ tín dụng.

1. Thẻ tín dụng là gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 18/2024/TT-NHNN quy định về thẻ tín dụng như sau:

3. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Có thể hiểu đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Nói cách khác thì đây chính là một hình thức vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng.

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Ai có thể làm thẻ tín dụng?

1.1. Các loại thẻ tín dụng

Có thể phân loại thẻ tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, sau đây là một số tiêu chí phổ biến:

  • Theo hạng thẻ: Hạng chuẩn, hạng vàng, hạng bạch kim. Mỗi hãng thẻ sẽ có những điều kiện và hạn mức thẻ khác nhau.

  • Theo chủ thể sử dụng: Thẻ tín dụng doanh nghiệp - cấp cho tổ chức, doanh nghiệp; Thẻ tín dụng cá nhân - cấp cho các cá nhân đơn lẻ.

  • Theo phạm vi sử dụng: Thẻ nội địa dùng để sử dụng, chi tiêu trong nước; Thẻ quốc tế có thể sử dụng, chi tiêu tại nhiều quốc gia.

  • Theo mục đích sử dụng: Các ngân hàng có thể phát hành một số sản phẩm thẻ tín dụng riêng biệt nhằm hướng tới các nhóm khách hàng có chung mục đích sử dụng.

1.2. Chức năng của thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng có Đó là nhờ nhiều tính năng ưu việt, mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng.

- Thanh toán chậm:
  • Có thể sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, mua sắm… mà không cần thanh toán ngay.

  • Khách hàng sẽ được thanh toán chậm trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải chịu lãi suất. Sau thời gian miễn lãi, ngân hàng sẽ tính lãi suất trên phần dư nợ đương với lãi suất cho vay.

- Rút tiền mặt: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt ngay tại các cây ATM.

- Mua sắm trả góp: Trả góp qua thẻ tín dụng là hình thức mua trả góp phổ biến hiện nay. Số tiền giao dịch sẽ được chia đều thành các khoản để trả góp trong nhiều tháng.

Lưu ý: Không thể sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

1.3. Hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa được chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng. Nếu chi tiêu vượt qua số tiền này, chủ thẻ sẽ phải chịu phí phạt. Hạn mức thẻ tín dụng phụ thuộc vào năng lực tài chính và uy tín của chủ thẻ.

Khách hàng được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng. Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp), khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi cho ngân hàng.

1.4. Sao kê thẻ tín dụng

Sao kê thẻ tín dụng là hóa đơn do ngân hàng gửi cho chủ thẻ vào cuối mỗi chu kỳ sao kê. Trong đó liệt kê tất cả các giao dịch phát sinh và số tiền dư nợ thẻ tín dụng, thông báo thời hạn thanh toán và số tiền tối thiểu cần phải thanh toán.

Các ngân hành thưởng gửi bảng sao kê cho chủ thẻ trước hạn thanh toán ít nhất 15 ngày.

the tin dung
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ (Ảnh minh họa)

2. Lãi suất thẻ tín dụng

2.1. Điều kiện phát sinh lãi suất

Nếu không thanh toán toàn bộ số tiền đã chi tiêu, khoản vay trả góp trong khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận, chủ thẻ sẽ phải trả lãi cho ngân hàng.

Thông thường, thời gian miễn lãi kéo dài khoảng từ 45 - 50 ngày (tùy từng ngân hàng). Nếu chủ thẻ trả đủ nợ trong thời gian miễn lãi này thì sẽ không bị tính lãi.

2.2. Các loại lãi suất

- Lãi suất chung: Đối với hoạt động thanh toán mua sắm qua thẻ tín dụng, lãi suất tương đương với lãi suất vay thông thường.

- Lãi suất rút tiền mặt: Tùy từng ngân hàng, mức lãi suất rút tiền mặt dao động từ 03 - 05% số tiền giao dịch.

- Lãi suất đổi ngoại tệ: Đối với các thẻ tín dụng quốc tế, số tiền đã chi tiêu, thanh toán trong thẻ sẽ được quy đổi phù hợp với quốc gia đã chi tiêu.

Khi chuyển đổi ngoại tệ trên thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ phải chịu phí chuyển đổi dao động từ 02 - 04%.

2.3. Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Sau thời gian miễn lãi nếu không trả đủ toàn bộ số tiền đã tiêu, ngân hàng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng trên tổng số tiền đã sử dụng.

Xem thêm: 4 điều cần biết về lãi suất thẻ tín dụng để tránh mất tiền oan

3. Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng

3.1. Thanh toán tiện lợi

Người dùng có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn mọi lúc, mọi nơi.

Trường hợp thanh toán trực tiếp khi ăn uống, mua sắm tại các trung tâm thương mại, chủ thẻ có thể thanh toán rất nhanh qua máy POS. Đối với hình thức mua sắm, thanh toán online, chủ thẻ chỉ cần nhập số tài khoản, ngày hết hạn, số CVV, CVC là được.

3.2. Chính sách trả góp linh hoạt

Hiện nay hầu hết các mặt hàng có giá trị cao đều có chính sách mua trả góp qua thẻ tín dụng. Việc trả góp qua thẻ tín dụng được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng. Thay vì phải trả ngay một số tiền lớn, khách hàng có thẻ mua trả góp qua thẻ tín dụng từ 03 - 12 tháng với lãi suất hấp dẫn.

Số tiền phải trả được chia nhỏ theo từng tháng sẽ giúp khách hàng tối ưu được ngân sách chi tiêu. Khi chia nhỏ khoản vay ra nhiều tháng, khách hàng có thể số tiền chưa dùng tới để đi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời tiếp.

3.3. Nhiều ưu đãi khi sử dụng

Các thương hiệu lớn thường có chính sách như hoàn tiền, tích điểm, tặng phiếu giảm giá cho khách hàng mua sắm, thanh toán dịch vụ qua thẻ tín dụng.

Nếu thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ rất có lợi cho những lần chi tiêu, thanh toán tiếp theo.

3.4. Xây dựng điểm tín dụng cá nhân

Lịch sử tín dụng là một trong những yếu tố giúp ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Việc sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên và trả nợ đúng hạn sẽ giúp khách hàng xây dựng uy tín với ngân hàng. Dựa trên lịch sử thẻ tín dụng tốt, điểm tín dụng cao, ngân hàng sẽ xét duyệt các khoản vay tiếp theo của khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Điều này đặc biệt có lợi khi khách hàng muốn vay một khoản tiền lớn để mua nhà, mua xe hay đầu tư kinh doanh…

3.5. Dùng cho các trường hợp gấp

Trong trường hợp khẩn cấp cần thanh toán ngay mà chưa có đủ tiền, chủ thẻ có thể chi tiêu trước trả tiền sau mà không cần lo về số dư trong tài khoản.

4. Hậu quả khi không trả nợ thẻ tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến việc thời hạn trả nợ thẻ tín dụng. Nếu không thanh toán đủ toàn bộ khoản vay đúng hạn, khách hàng sẽ bị tính thêm lãi suất quá hạn và phạt phí chậm trả.

Bên cạnh đó, khoản tiền chi tiêu sẽ trở thành nợ xấu trên hệ thống thông tin tín dụng (CIC). Lịch sử nợ xấu là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến cơ hội vay vốn ở tất cả các ngân hàng hay tổ chức tài chính về sau.

Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ liên tục bị làm phiền bởi các tin nhắn, điện thoại, email thông báo đòi nợ.

Trường hợp xấu nhất, ngân hàng có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi lại tiền.

Nếu có dấu hiệu bỏ trốn nợ, thậm trí người vay còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt tối đa lên đến 20 năm tù. 

Xem thêm: Không trả nợ thẻ tín dụng bị phạt như thế nào?

5. Điều kiện mở thẻ tín dụng

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN tổ chức phát hành thẻ tín dụng xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

5.1. Điều kiện về chủ thể

- Đối với cá nhân:

  • Là người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Đối với tổ chức, doanh nghiệp:

Là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp. Tổ chức được lập văn bản ủy quyền cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ.

5.2. Các điều kiện khác

- Sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời có khả năng tài chính đảm bảo việc trả nợ đúng hạn;

- Tổ chức phát hành thẻ có thể xem xét yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

6. Các bước làm thẻ tín dụng

Thông thường quá trình làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng đến phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng yêu cầu mở thẻ.

Bước 2: Cung cấp thông tin và hồ sơ theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng.

Bước 3: Nhân viên ngân hàng kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin của khách hàng với các thông tin lưu trữ tại ngân hàng.

Bước 4: Nhân viên thông báo kết quả phát hành thẻ.

  • Có thể từ chối phát hành thẻ trong các trường hợp: Thông tin đối chiếu hồ sơ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện phát hành thẻ...
  • Chấp thuận phát hành thẻ trong các trường hợp: Thông tin đối chiếu hợp lệ và khách hàng đủ điều kiện phát hành thẻ.

Lưu ý: Thời gian làm thẻ tín dụng có thẻ mất vài ngày.

7. Câu hỏi thường gặp về thẻ tín dụng

7.1. Đáo hạn thẻ tín dụng là gì?

Đáo hạn thẻ tín dụng là dịch vụ cung ứng tiền trả nợ thẻ tín dụng khi tới hạn. Dịch vụ này được nhiều người sử dụng trong trường hợp chưa có khả năng thanh toán và không muốn bị tính lãi suất quá hạn.

Các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ nạp tiền vào tài khoản của chủ thẻ để ngân hàng cắt nợ. Sau đó, khi ngân hàng cấp lại hạn mức cho chủ thẻ, bên dịch vụ lại một lần nữa cà thẻ qua máy POS để thu nợ và thu phí dịch vụ.

Việc thu nợ thực hiện dưới hình thức mua sắm hàng hóa, thanh toán dịch vụ nhưng thực chất không có thật.

Xem thêm: Có nên sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng?

7.2. Mở thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập có được không?

Hiện nay, đa số các trường hợp làm thẻ tín dụng đều được yêu cầu phải chứng minh thu nhập. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng tạo điều kiện cho khách hàng mở thẻ khi khách hàng có hợp đồng bảo hiểm, sở hữu tài sản có giá trị lớn như ô tô, nhà ở hay từng đi du lịch nước ngoài thường xuyên mà không phải chứng minh thu nhập.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về thẻ tín dụng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.